8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
1.2.4. Khái niệm Phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là điều vô cùng cần thiết, có rất nhiều nhà khoa học, giáo sư đã nghiên cứu bắt nguồn từ các quan điểm sau:
- Lý thuyết hành vi chủ nghĩa: O. P. Skinner trong tác phẩm Hành vi bằng lời nói
cho rằng: “Ngôn ngữ của trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ”[35].
- Lý thuyết tự nhiên chủ nghĩa Noam Chomxky cho rằng: “Trẻ em đóng vai trò chính là nhân tố chính trong sự phát triển nhân ngôn ngữ của mình”[33]. Ông coi ngôn ngữ có cơ sở sinh học của nó. Thành tựu chỉ có ở con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác động thêm từ bên ngoài (môi trường nói năng) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện. Dường như suy nghĩ là có sẵn, được tập hợp từ các mô hình tách biệt, được di truyền từ thế hệ trước. Nó sẽ bùng nổ khi có kích thích phù hợp và ông cho rằng không cần có sự dạy dỗ có chủ định của các bậc cha mẹ thì đứa trẻ mới có thể hoàn thiện và phát triển trí não một cách thông minh và hoàn thành tốt công việc được..
- Phát biểu trong lý thuyết phát triển của ngôn ngữ là nhận thức, Piaget và cộng sự
lại cho rằng: “Ngôn ngữ không quan trọng lắm đối với sự phát triển của tư duy”, theo ông tư duy phát triển được là nhờ trẻ hành độngvới các vật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong tư duy hiện có, luyện tập để sáng tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực. Ông cũng cho rằng: “Mọi trẻ em đều trải qua quá trình phát triển nguôn ngữ như nhau nhưng lại với tốc độ khác nhau, vì vậy giáo viên phải nỗ lực tổ chức hoạt động cho từng trẻ, hoặc nhóm chứ không phải theo cả lớp”[34].
- Trong lý thuyết xã hội hoá của mình Vưugotxky lại cho rằng: “Ngôn ngữ như là một nền tảng của tất cả các quá trình tư duy bậc cao như: điều khiển, ghi nhớ có chủ
định, phân loại, kế hoạch hoá hoạt động, giải quyết vấn đề, trẻ càng lớn càng thấy á hoạt động dễ dần, ngôn ngữ tự điều chỉnh sẽ chuyển đần vào bên trong thành lời nói thầm”. Ngoài ra ông còn khẳng định: “Bản chất của sự phát triển ngôn ngữ nhằm vào giao tiếp và nhận thức và tất nhiên phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ không chỉ thuần tuý dựa trên sự phát triển khả năng nhận thức của đứa trẻ”[30].
Các nhà ngôn ngữ đều thống nhất với nhau chia sự phát triển ngôn ngữ trẻ em thành 2 giai đoạn: Giai đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn ngôn ngữ chính thức. Ngày nay càng có nhiều người nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ trẻ em, những công trình nghiên cứu trên dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ em Việt Nam, đưa ra các phương pháp, biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đó là những đóng góp quan trọng trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành phát triển ngôn ngữ cho trẻ học ở trường mẫu giáo ở nước ta.
Trong công trình nghiên cứu Luận Án Tiến Sĩ, TS. Lưu Thị Lan (1997), khẳng định: “Sự PTNN của trẻ từ (1-6) tuổi là sự phát triển từ thấp đến cao với các giai đoạn khác nhau mang tính qui luật và bao gồm 2 giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi và trẻ từ 4- 6. Mổi giai đoạn đều có những đặc điểm, song giai đoạn sau kế thừa và phát triển hơn giai đoạn trước”[18].
Khái niệm được tác giả Nguyễn Thị Oanh tiếp cận trong quá trình nghiên cứu sinh của mình là: “Phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 5-6 tuổi là một hoạt động được thực hiện thông qua ba nhiệm vụ: Phát triển vốn từ đặc biệt là mặt nghĩa của từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp của tiếng việt và rèn luyện kỹ năng phát âm. Ba nhiệm vụ này được tiến hành đồng thời trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hổ lẫn nhau”[20].
Từ những học thuyết khoa học về phát triển ngôn ngữ và các công trình nghiên cứu có thể khái quát lại rằng: “Phát triển ngôn ngữ là quá trình trẻ lĩnh hội cấu trúc, chức năng, cách thức sử dụng ngôn ngữ cùng với những quy ước xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc lĩnh hội bao gồm 3 khía cạnh: nội dung (từ và nghĩa của từ), hình thái cấu trúc (ngữ pháp và cú pháp), và chức năng của ngôn ngữ ”.
Tác giả nhận khái làm cơ sở lý luận cho luận văn của mình.