8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong các biện pháp về quản lý, việc nâng cao nhận thức cho chủ thể quản lý, đối tượng được quản lý là rất quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp con người nâng cao nhận thức để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng; tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, biến đối tượng quản lý bị quản lý thành chủ thể quản lý tự giác thực hiện kế hoạch đề ra và tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Mục đích của biện pháp này là nhằm góp phần đội ngũ CBQL, GV, nâng cao nhận thức về sự cần thiết của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Giáo viên cần nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mẫu giáo. Từ đó, GV nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với việc giảng dạy hoạt động PTNN, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Để nâng cao nhận thức cho GV giảng dạy hoạt động PTNN, người Hiệu trưởng cần phải:
- Tổ chức nghiên cứu và triển khai đầy đủ các văn bản, những qui định, hướng dẫn của các cấp quản lý hướng dẫn thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .
- Chiếu băng hình giới thiệu các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo đã đạt hiệu quả tốt nhằm khích lệ tinh thần và ý chí quyết tâm thực hiện cho đội ngũ giáo viên
- Người Hiệu trưởng không chỉ bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi mà còn giáo dục tư tưởng, nhận thức cho tất cả GVMN trong nhà trường dạy trẻ ở các độ tuổi khác hiểu đúng, hiểu đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động PTNN, để họ tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả tốt.
Nhằm thực hiện nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ đã được nêu trên, Hiệu trưởng cần linh động triển khai một cách nghiêm túc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng hoạt động phát triển ngôn ngữ,…cho tất cả GV nắm rõ.
3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp
Hiệu trưởng là người đầu tiên cần thay đổi nhận thức về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Hiệu trưởng không chỉ thực hiện quản lý hành chính mà cần tập trung nhiều cho lãnh đạo chuyên môn.
Hiệu trưởng, CBQL cần nghiên cứu nắm vững các văn bản chỉ đạo về hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong giai đoạn hiện nay để chỉ đạo tổ chức hoạt động này đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển của GDMN.
Hiệu trưởng, CBQL cần là tấm gương trong nhà trường, tự nâng cao chuyên môn, không ngững học hỏi để các giáo viên noi theo.
Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm, các hoạt động, mô hình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi đã đạt hiệu quả tốt nhằm chia sẻ kiến thức cho giáo viên, đồng thời khích lệ tinh thần và ý chí quyết tâm thực hiện cho đội ngũ GV.
Giáo viên báo cáo kết quả chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Cung cấp các văn bản, tài liệu, băng hình về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi từ Viện nghiên cứu GDMN, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.