Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 89 - 129)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

- Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động PTN trẻ 5-6 tuổi.

Bảng 3.1. Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo.

TT

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ HOẠT

ĐỘNG PTNN TÍNH CẤP THIẾT(%) ĐTB Không cấp thiết Ít cấp thiết Khá cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết của việc PTNN cho trẻ 5-6 tuổi.

0 0 0 44 97 4,08

2

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức PTNN cho đội ngũ GV

0 0 0 54 87 4,02

3 Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp

PTNN cho trẻ tại gia đình 0 0 0 59 84 4,05

4

Tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động rèn luyện nhằm PTNN

0 0 0 63 80 4,02

5

Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động PTNN

0 0 0 45 96 4,07

6 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,

đánh giá hoạt động PTNN cho trẻ 0 0 0 55 86 4,01

Nhận xét: Nhìn vào kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân là cấp thiết, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau như sau:

- Biện pháp được đánh giá với mức độ cấp thiết nhất với ĐTB cao nhất (4,08) đó là biện phápNâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cẩn thiết của việc PTNN

cho trẻ 5-6 tuổi”. Những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt biện pháp này thì mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Người giáo viên giỏi chuyên môn, thường xuyên cập nhật và bổ sung những phương pháp dạy học tích cực, luôn yêu nghề, yêu trẻ là nhan tố quyết định đến chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ và chất lượng giáo dục nói chung.

- Bên cạnh đó biện pháp:“Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động PTNN” được đánh giá với mức độ cấp thiết thứ hai với ĐTB là (4,07). Những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp này thì mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng với nhận thức tốt, thì cần phải tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động PTNN cho trẻ thật tốt thì mới mang lại hiệu quả cao được.

- Biện pháp: “Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp PTNN cho trẻ tại gia đình”

được đánh giá thứ 3 với mức điểm trung bình là (4,05) điều này cho thấy việc uốn nắn trẻ không chỉ ở nhà trường mà gia đình cũng là một thành tố quan trọng nhằm đóng góp vào công cuộc PTNN trẻ 5-6 tại trường mẩu giáo trong huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

- Hai biện pháp: “Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức PTNN cho đội ngũ GV”“Tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động rèn luyện nhằm PTNN” cùng có điểm trung bình là (4,02) đứng thứ 4 về độ cấp thiết là hợp lý. Bởi vì việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức là một công việc mang tính hệ thống lâu dài phải có lộ trình phát triển phù hợp, phải có cơ cấu để chọn người phù hợp tư tưởng và chuyên môn thì mới có thể chăm bồi cho họ được. Tương tự biện pháp hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ cũng phải chọn người thích hợp và đặc biệt là phải có thời gian cho giáo viên làm quen tập dợt thuần thục thì mới có thể phát huy hiệu quả cho việc PTNN được. Tuy nhiên việc đổi mới hoàn thiện kỹ năng và trình độ chuyên môn là đòi hỏi cần thiết đối với một giáo viên. - Biện pháp Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ .” được đánh đứng cuối cùng với ĐTB là 4,01. Qua trao đổi một số CBQL, GV cho rằng hoạt động PTNN là tất yếu trong chương trình giáo dục mẫu giáo, do vậy cảm thấy không cần thiết phải kiểm tra, đánh giá nhiều tránh gây áp lực cho giáo viên. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, bất kỳ hoạt động giáo dục nào của nhà trường cũng cần đến công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ, có như thế thì hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới thực sự hiệu quả.

Nhưng xét trên bình diện chung khi khảo nghiệm các biện pháp này thì điểm trung bình thấp nhất vẫn là 4,01 nằm ở mức “Tốt/Cần thiết” chứng tỏ các biện pháp tác giả

đề xuất trong luận văn là hoàn toàn Cần thiết cho việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tại các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

- Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động PTNN trẻ 5-6 tuổi.

Để đánh giá tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát và kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo.

TT

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ HOẠT ĐỘNG

PTNN TÍNH KHẢ THI (%) ĐTB Không khả thi Ít khả thi Khá khả thi Khả thi Rất khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết của việc PTNN cho trẻ 5-6 tuổi.

0 0 0 45 96 4,07

2

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức PTNN cho đội ngũ GV

0 0 0 55 86 4,01

3 Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp

PTNN cho trẻ tại gia đình 0 0 0 51 90 4,04

4

Tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động rèn luyện nhằm PTNN

0 0 0 63 80 4,02

5

Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động PTNN

0 0 0 59 84 4,05

6 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,

đánh giá hoạt động PTNN cho trẻ 0 0 0 54 87 4,02

Nhận xét: Nhìn vào kết quả bảng 3.2 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân là khả thi, tuy nhiên mức độ đánh giá như sau:

- Biện pháp được đánh giá với mức độ khả thi nhất với ĐTB cao nhất (4,07) đó là biện pháp“Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi”. Thực tế cho thấy biện pháp này dễ thực hiện vì nó không đòi hỏi tiền của chi phí mà chỉ tốn thời gian tâm huyết để trò chuyện, toạ đàm

hướng dẫn nhằm quán triệt tư tưởng của giáo viên để họ hiểu và làm tốt. Song song với kết quả đó qua trao đổi với CBQL và giảng viên thì nhiều ý kiến cho rằng biện pháp này có thể thực hiện được ở tất cả các trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

- Biện pháp “Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ” được đánh giá với mức độ khả thi cao thứ 2 với ĐTB (4,05). Có thể thấy rằng, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thì cùng với nhận thức tốt, người giáo viên cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng sử dụng công cụ dạy học thuần thục. Bởi phương tiện dạy học là giáo cụ trực quan sinh động có thể giúp cho trẻ thấy và hiểu được vấn đề người dạy vừa truyền đạt.

- Biện pháp “Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp PTNN cho trẻ tại gia đình”

được đánh giá với mức độ khả thi cao thứ 3 với ĐTB (4,04). Có thể thấy rằng, ngoài việc giảng dạy ở nhà trường thì trẻ cần sự uống nắn nhằm phát triển ngôn ngữ ngay tại gia đình là điều vô cùng cần thiết và có thể dễ dàng thực hiện được. Nếu nhà trường có những hướng dẫn hợp lý có những động thái khuyến khích phụ huynh cùng chung tay giáo dục và phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là điều hoàn toàn có khả năng thực hiện được.

- Hai biện pháp: “Tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động rèn luyện nhằm PTNN” “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động PTNN cho trẻ” đều có điểm trung bình là 4,02. Cho thấy việc tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cũng là vấn đề không khó để thực hiện. Cũng như biện pháp nâng cao hiệu quả việc kiểm tra đánh giá là điều mà CBQL và giáo viên vẫn thường làm trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi hằng năm. Chính vì vậy hai biện pháp này có khó thực hiện hơn tuy nhiên vẫn hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện được.

- Biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển ngôn ngữ cho đội ngũ giáo viên” được đánh giá là ít khả thi nhất với ĐTB thấp nhất là 4,01. Đa số giáo viên các trường còn khó khăn, chưa tự chủ động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Để khắc phục GV cần tận dụng những cơ hội, thời gian, hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân mình.

Tuy nhiên xét trên tổng thể thì các giải pháp đưa ra đều đạt từ 4,01 trở lên điều này ngang với kết quả là “Tốt/Khả thi” cho thấy 06 biện pháp đề ra đều khả thi và có thể thực hiện được.

pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Phú Tân cho phép chúng ta tin tưởng vào hiệu quả, tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu cho phép đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo huyện Phú Tân – Tỉnh Cà Mau:

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết của việc PTNN cho trẻ 5-6 tuổi.

- Tăng cường bồi dưỡng kiến Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thức, kỹ năng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển ngôn ngữ cho đội ngũ giáo viên.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình tới phụ huynh.

- Tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động

- Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động PTNN.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi là nền tảng cho hệ thống các biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ từ 5-6 tuổi. Nếu Hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nhóm biện pháp đề xuất thì chắc chắn công tác quản lý hoạt động PTNN sẽ đạt hiệu quả và việc thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong các trường MN trên địa bàn huyện Phú Tân – Tỉnh Cà Mau sẽ thành hiện thực.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi và quá trình thực tiễn khảo sát phỏng vấn và lắng nghe các ý kiến của quản lý và lãnh đạo tại các trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau, tác giả có thể rút ra được một số vấn đề kết luận như sau:

- Về lý luận: Quản lý hoạt động dạy học có vai trò chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của nhà trường, là ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của Hiệu trưởng trường mẫu giáo có vai trò quan trọng trong việc quản lý giáo viên giảng dạy theo hướng hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên giảng dạy theo hướng phát triển cả đức, trí, thể, mỹ, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mẫu giáo hiện nay.

Quá trình thực hiện của đề tài đã hệ thống hóa các khái niệm quản lý giáo dục, các khách khái niệm và tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ; nêu được vai trò quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ đó hình thành và xác định được các mục tiêu nhiệm vụ và tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo.

- Về thực tiễn: Luận văn đi sâu phân tích số liệu đã khảo sát và thu thập được từ đó đánh giá những kết quả và tìm ra những thuận lợi, khó khăn của các trường mẫu giáo, từ đó nhận định được những thời cơ, thách thức để hạn chế những sai xót gủi ro và khắc phục điểm yếu tại mổi tập thể trường mẫu giáo nhằm phát huy điểm mạnh của từng tập thể, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trong địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động, dưới cơ sở lý luận của khoa học, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.

Mặc dù chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của lãnh đạo, CBQLGD, GV các trường MN trên địa bàn đều khẳng định: các biện pháp đều cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn các trường MG ở địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau nghiên cứu xong tùy vào tình hình của địa phương mà áp dụng sao cho linh hoạt.

B. KHUYẾN NGHỊ

- Với UBND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

+ Đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng dạy học để giúp đỡ cho giáo viên và học sinh.

+ Có chính sách hỗ trợ cho trẻ em thuộc diện gia đình khó khăn, hộ nghèo, trẻ khuyết tật học hòa nhập, nhằm huy động tối đa trẻ Mẫu giáo 5 tuổi ra lớp thực hiện tốt đề án phổ cập trẻ 5 tuổi tiến tới phổ cập trẻ ở các độ tuổi.

+ Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên đặc biệt là bồi dưỡng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

- Với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phú Tân, GD&ĐT tỉnh Cà Mau

+ Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho GV nhất là phương pháp PTNN cho trẻ.

+ Cung cấp tài liệu, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ họat động.

- Đối với Hiệu trưởng các trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Cần tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy và học đối với giáo viên và học sinh, đặc biệt là hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 89 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)