Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 87 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh

sinh mẫu giáo

Các biện pháp đề xuất trên mỗi biện pháp đều mang tính cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Từng biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, phải thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp trên.

Trong 06 biện pháp thì biện pháp thứ 2 “Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển ngôn ngữ cho đội ngũ giáo viên”,

và biện pháp 6 “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ” là 02 biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Biện pháp thứ nhất “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi” đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố nhận thức luôn là quan tâm đầu tiên. Biện pháp 3 “Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình”, biện pháp 5 “Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ” Biện pháp 4 “ Tổ chức hướng dẫn GV tạo môi trường cho trẻ hoạt động” đóng vai trò điều kiện trong các biện pháp và là động lực đốc thúc, kích thích để thực hiện các biện pháp còn lại.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 87 - 88)