8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và
quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm hỗ trợ phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức cho giáo viên, gây hứng thú cho giờ hoạt động, giúp trẻ tiếp thu kiến thức và PTNN được tốt hơn. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, kịp thời cho việc tổ chức hoạt động PTNN, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động PTNN cho trẻ MG
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Hướng dẫn GV sử dụng tranh ảnh của các nhà xuất bản có các từ tiếng Việt kèm theo
- Hướng dẫn giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi để cho trẻ hoạt động
- Đưa công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học là việc làm mang tính cấp thiết trong thời đại ngày nay. Biện pháp này nhằm trang bị kiến thức và từng bước nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm quản lý và phần mềm dạy học cho cán bộ quản lý và giáo viên, hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cao nhất cho công tác dạy học. Xây dựng được môi trường thông tin hiện đại, tạo thói quen làm việc với máy tính cho cán bộ giáo viên, khai thác hiệu quả tiện ích và các thông tin trên mạng Internet nhằm cập nhật kiến thức và phục vụ chuyên môn.
Biện pháp này còn giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại, giúp Hiệu trưởng quản lý nhà trường một cách khoa học, chính xác. Ở phương pháp này đã hướng dẫn giáo viên cách thức sử dụng trực quan và thiết bị dạy học. Đây là một trong các phương pháp đạt hiệu quả tốt trong quá trình PTNN cho trẻ.
- Huy động tối đa nội lực trong tập thể GV, phụ huynh của nhà trường, tổ chức đóng góp ý tưởng thiết kế các đồ dùng cho các bài học, thi làm đồ dùng dạy học, đóng góp làm phong phú trang thiết bị dạy học của hoạt động phát triển ngôn ngữ.
- Đầu năm học Hiệu trưởng lên kế hoạch thống kê cơ sở vật chất hiện có, trang thiết bị phục vụ dạy học. Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa CSVC, mua sắm bổ sung PTDH hoạt động phát triển ngôn ngữ. Hiệu trưởng cần quan tâm chu đáo hơn và thực hiện kịp thời. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng chỉ đạo GVMN dạy trẻ 5-6 tuổi sau mỗi học kì phải báo cáo số lượng, chất lượng CSVC, PTDH hoạt động phát triển ngôn ngữ đang sử dụng và đề xuất nhà trường sửa chữa và mua sắm bổ sung. Để có được CSVC, PTDH phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ là công việc cần thiết và quan trọng đối với người Hiệu trưởng, nhưng vấn đề tổ chức bảo quản CSVC, PTDH nhằm hạn chế tối đa những hư hỏng, mất mát và lãng phí là công việc càng trở nên cần thiết và quan
trọng hơn. Vì vậy cần thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa CSVC, PTDH kịp thời và đúng kế hoạch; chú trọng việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và tiết kiệm CSVC, PTDH cho GV, HS.
- Cần khai thác các nguồn lực tài chính xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, như các tổ chức từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, các nhà hảo tâm, các dự án, các doanh nghiệp, hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương vv…
3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp
Cung cấp đủ đồ dùng, thiết bị dạy học Tất cả giáo viên phải biết sử dụng máy tính Tạo điều kiện cho 100% GV thực hành máy tính
Hiệu trưởng phải tăng cường tham mưu có hiệu quả với các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo chính quyền địa phương, không những vậy, Hiệu trưởng cần tích cực vận động các cá nhân, các nhà tài trợ có lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện kế hoạch; thực hiện tiết kiệm chi tiêu, dành ưu tiên số một cho việc phục vụ dạy và học.
Tham mưu với các cấp đầu tư kinh phí xây dựng và mua các phương tiện dạy học hiện đại như: Phòng máy tính, máy tính xách tay (Laptop); máy chiếu đa năng (Projecter); máy quay kỹ thuật số, nối mạng Internet ADSL,…
Sự quan tâm của chính quyền địa phương về kinh phí, nhân lực giúp tăng cường cơ sở vật chất theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.