Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

- Để quản lý tốt mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo thì bản thân BGH và cán bộ quản lý phải thống nhất, xây dựng mục tiêu một cách phù hợp vừa sức vừa khả năng của trường thì mới có thể thực hiện quản lý được vì nếu mục tiêu quá cao sẽ không đạt được, ngược lại mục tiêu quá thấp

sẽ sinh nhàm chán và bản thân người thực hiện và bộ phận thừa hành cảm thấy không còn quan trọng nữa.

- Đối tượng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cũng cần phải phân khúc và xác định đúng độ tuổi trẻ đúng đối tượng cần phát triển. Tránh trường hợp bé phát triển tốt lại đi tập chung kềm cập làm cho bé quá vượt trội, ngược lại bé phát triển chậm thì lại không quan tâm châm chút nhiều sẽ sinh ra mất cân đối.

- Nguồn lực phục vụ cho hoạt động là rất quan trọng, bởi kế hoạch tốt, ý tưởng hay nhưng nguồn lực hạn chế thì không thể phục vụ được những mục tiêu lớn. Chính vì vậy việc xác định nguồn lực là điều vô cùng cần thiết, song bên cạnh đó bản thân cán bộ quản lý phải biết uyển chuyển vận động để phát triển nguồn lực về nhân sự cũng như tài chính và cả chỉnh sửa tái sử dụng CSVC cũng là điều vô cùng cần thiết.

- Để quản lý tốt một chương trình hoạt động mà tiêu biểu là chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì người quản lý không thể thiếu công tác xây dựng nội dung, chương trình và phương thức thực hiện. Có nội đung chương trình cụ thể người quản lý sẽ dễ dàng triển khai đến từng giáo viên về chuyên môn, cách thức hoạt động và tạo sự đồng thuận tín nhiệm, từ đó mới có sự tham gia thực hiện nhịp nhàng của cả đội ngủ giáo viên giảng dạy. Bởi giáo viên là đội ngủ trực tiếp thực hiện công tác phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo thông qua giảng dạy.

- Ngoài ra điều không thể thiếu trong hoạt động quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi là xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngôn ngữ; chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn mẫu giáo và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi xây dựng kế hoạch của tổ, của lớp. Vì hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được xác định là một hoạt động mang tính trọng yếu của trường. Vì vậy người quản lý không những ra những kế hoạch chứa mục tiêu ngắn hạn mà còn phải xây dựng những chiến lược phát triển có những mục tiêu lâu dài cho nhà trường cho đội ngủ giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)