Khái niệm quản lý giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.6. Khái niệm quản lý giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ từ quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đến các điều kiện hỗ trợ và công tác kiểm tra đánh giá nhằm giúp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt được mục tiêu, tạo môi trường học đường an toàn, thân thiện.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là quả lý: Quản lý việc xác định mục tiêu; quản lý việc thực hiện nội dung; quản lý về hình thức, phương pháp; Quản lý kiểm tra, đánh giá; quản lý cơ sở vật chất , thiết bị phục vụ; quản lý phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh ở trường THPT.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là bộ phận quản lý giáo dục nói chung trong nhà trường hướng vào mục tiêu cụ thể là giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục tiêu giáo dục cụ thể này trong mối quan hệ với các mục tiêu quá trình giáo dục bộ phận khác như giáo dục phát triển trí tuệ, giáo dục phát triển thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống…

Trong quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, việc xây dựng kế hoạch quản lý là phân tích đánh giá tình hình giáo dục BLHĐ đang tiến hành trong nhà trường, thấy được vai trò thực tế của từng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ thực hiện nhiệm vụ theo chức trách của mình thế nào, mối quan hệ hợp tác phối hợp của các lực lượng với nhau thực hiện hiệu quả các tác động giáo dục; thấy được những điều kiện phương tiện, tài chính, quỹ thời gian bảo đảm… để từ đó đề ra mục tiêu mới về nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh cần phải đạt được; kịp thời có những chủ trương và quyết tâm hành động đạt được mục tiêu; xác định những yêu cầu mới đối với các thành phần và lực lượng, những điều kiện, phương tiện tương ứng để thực hiện mục tiêu.

của quản lý trước hết là: quán triệt rõ mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho các lực lượng giáo dục, cho học sinh, nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, làm cho họ nắm chắc nội dung, các biện pháp tiến hành, các điều kiện và thời gian thực hiện, các kết quả phải đạt được qua giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh. Từ đó bố trí lực lượng, phân công trách nhiệm, giao chỉ tiêu, xác định yêu cầu thực hiện cho từng đối tượng, từng bộ phận theo kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh đã xác định.

Quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ, các quyết định quản lý được ban hành dưới dạng các mệnh lệnh, chỉ thị bằng các văn bản hoặc lời nói yêu cầu các lực lượng, cá nhân thực hiện theo nhiệm vụ chức trách đã được phân công. Tùy theo phân cấp trách nhiệm, chức trách nhiệm vụ của từng cá nhân và tổ chức, các quyết định quản lý trong quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh ở các trường THPT có thể do Hiệu trưởng, các thầy cô trong BGH ban hành, các yêu cầu các hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ Đoàn, của thầy cô giáo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo mênh lệnh của Hiệu trưởng và BGH, theo chương trình, kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ đã ban hành.

Công tác kiểm tra đánh giá và điều chỉnh trong quan lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, chủ yếu là xem xét nội dung các hoạt động giáo dục BLHĐ, thưc hiện so với kế hoach, đối chiếu với chương trình đặt ra có đúng không, sai lệch như thế nào, đánh giá mức độ nghiêm trọng trong ảnh hưởng của các sai lệch đến mục tiêu giáo dục BLHĐ, ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng giáo dục nói chung, Những biện pháp nào là những căn cứ quan trọng để chủ thể quản lý chủ trương, biện pháp điều chỉnh kịp thời về lực lượng, về tổ chức, về biện pháp, phương tiện thực hiện, bảo đảm cho kết quả giáo dục phòng ngừa BLHĐ được phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Đây là một chức năng quan trọng của quản lý, đồng thời cũng là một khâu cơ bản của toàn bộ quá trình quản lý.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ học sinh là quá trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý) lên đối tượng giáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, là những hoạt động của tất cả các thành viên tham gia gồm cán bộ quản lý cấp trên, quản lý nhà trường, tổ chức Công đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên, gia đình và xã hội. Giáo dục phòng ngừa BLHĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường. Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là một quá trình chủ đạo, điều hành hoạt động BLHĐ của chủ thể giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh, đảm bảo quá trình giáo dục BLHĐ đúng hướng, phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận. Quản

lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh còn là một quá trình huy động các lực lượng giáo dục, các điều kiện phương tiện giáo dục, phù hợp các môi trường giáo dục, giúp học sinh có được tri thức, tình cảm và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội, phải được tiến hành một cách khoa học đồng bộ, phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội. Để đạt được mục tiêu giáo dục có hiệu quả cao cần phải tăng cường tuyên truyền vận động cá nhân, tổ chức trong nhà trường nâng cao vai trò trách nhiệm trong quá trình tham gia giáo dục

Trên đây là những vấn đề cơ bản trong khái niệm quản lý hoạt động giáo dục BLHĐ. Khi xem xét quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho một đối tượng cu thể, những chủ thể đối tượng quản lý được xác định, những mục tiêu, cách thức tổ chức tiến hành được cụ thể hóa cho đối tượng đó.

Vậy có thế khái quát Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng hiện nay là một bộ phận do lãnh đạo nhà trường tổ chức điều khiển các lực lượng giáo dục thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong trƣờng THPT

1.3.1. Mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT nhằm mục đích ngăn chặn HS có những thái độ, hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về hành vi BLHĐ, hậu quả, nguyên nhân và việc phòng ngừa. Hình thành thái độ bất bình với hành động trên, đồng thời có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tích cực phát hiện những biểu hiện mất đoàn kết, thông tin kịp thời đến thầy cô, cha mẹ học sinh để ngăn ngừa không để tình trạng đánh nhau, mất đoàn kết xảy ra.

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xây dựng mối quan hệ thầy với trò, trò với trò ngày càng gắn bó, thân thiết, trường học thật sự là "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" để nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT sẽ giúp những học sinh có hành vi lệch chuẩn nhận thức được hành vi sai trái của mình, tự giác sửa chữa lỗi lầm, hình thành những thái độ, hành vi hợp chuẩn. Điều này mang

lại lợi ích cho gia đình, nhà trường và xã hội bớt đi những bất ổn tiềm ẩn sau này. Góp phần xây dựng niềm tin của phụ huynh học sinh, gia đình học sinh vào nhà trường. Đồng thời phòng ngừa bạo lực học đường góp phần tạo niềm tin trong xã hội, bởi trật tự, an toàn trong xã hội được bảo đảm, giảm đi nỗi bức xúc của dư luận, nhân dân tin tưởng ở môi trường giáo dục thân thiện, con người thực sự được rèn luyện trở thành người có tài, có đức, có nhân cách.

1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đường, nhất là trong giai đoạn tiền bạo lực: bắt nạt lẫn nhau, cưỡng chế lấy đồ của nhau, dùng lời nói đe nẹt, dọa nạt,… chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Nhận thức đúng là cơ sở để hành động, bởi vì để ngăn chặn bạo lực, phải hiểu biết về bản chất của bạo lực và những biểu hiện của nó trong mỗi giai đoạn.

Nâng cao nhận thức cho học sinh về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đường. Những tổn thương về tinh thần, sức khỏe và vật chất của học sinh, cả những em chủ mưu gây ra và những em bị hại là khôn lường. Đặc biệt, sự gia tăng bạo lực đang làm suy thoái nhân cách của một bộ phận những người trẻ tuổi, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Trong cuộc đấu tranh này, không ai đứng ngoài cuộc. Việc tuyên truyền về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đường, nhà trường và các phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng.

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường còn trang bị cho học sinh những kỹ năng nhận diện các nguy cơ gây ra BLHĐ và nhất là những kỹ năng ứng xử hợp lý khi có BLHĐ xảy ra. Giúp học sinh tự ngăn ngừa BLHĐ xảy ra cho mình và cho bạn của mình. Đồng thời có ý thức trách nhiệm báo cáo kịp thời sự việc xảy ra đến nhà trường, thầy cô hoặc cơ quan chức năng khi sự việc đi quá giới hạn tự xử lý. Vấn đề này sẽ giúp trực tiếp ngăn ngừa bạo lực học đường một cách hữu hiệu nhất.

1.3.3. Hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ

1.3.3.1. Hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể HS tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,…

được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 hình thức sau đây:

- Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thông qua các môn học: Việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thông qua việc tích hợp nội dung vào các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn thế nào là BLHĐ về sự cần thiết phải phòng ngừa BLHĐ và học sinh phải có hành vi, thái độ thế nào khi có BLHĐ xảy ra. Các bộ môn có thế liên hệ, tích hợp một số nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

- Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức

như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao ...

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp HS trải nghiệm và hình thành, rèn luyện các hành vi đạo đức và hình thành phòng ngừa BLHĐ phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Thông qua hoạt động này, HS có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách

nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội.

- Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thông qua sự phối hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa

trong vấn đềgiáo dục phòng ngừa BLHĐ và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của

các CBQL và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp

thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, tạo

mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

1.3.3.2. Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực văn hóa cần thiết phù hợp với phòng ngừa BLHĐ hiện đại.

Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS trường THPT rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và HS về các vấn đề liên quan đến phòng ngừa BLHĐ, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích HS học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm phòng ngừa BLHĐ cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung phòng ngừa BLHĐ mới.

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong những tình huống nói về phòng ngừa BLHĐ gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực phòng ngừa BLHĐ thông qua những trò chơi cụ thể.

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người HS thực hiện nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho HS. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS rất đa dạng. Vì vậy, nhà giáo và CBQL giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể.

1.3.4. Các điều kiện phục vụ giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Giáo dục phòng ngừa BLHĐ không đòi hỏi tốn nhiều cơ sở vật chất như các chương trình giáo dục khác nhưng cũng phải có đủ một số cơ sở vật chất tất yếu và tối thiểu sau đây:

Hệ thống tài liệu tuyên truyền phải đầy đủ kịp thời đáp ứng được tính thời sự và hiện đại. Trong đó thư viện nên tổ chức nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ một danh mục riêng để thầy cô giáo, học sinh dễ dàng tìm đọc.

Hệ thống sân chơi bãi tập phải đầy đủ để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thể

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)