8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừaBLHĐ
Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đường, nhất là trong giai đoạn tiền bạo lực: bắt nạt lẫn nhau, cưỡng chế lấy đồ của nhau, dùng lời nói đe nẹt, dọa nạt,… chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Nhận thức đúng là cơ sở để hành động, bởi vì để ngăn chặn bạo lực, phải hiểu biết về bản chất của bạo lực và những biểu hiện của nó trong mỗi giai đoạn.
Nâng cao nhận thức cho học sinh về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đường. Những tổn thương về tinh thần, sức khỏe và vật chất của học sinh, cả những em chủ mưu gây ra và những em bị hại là khôn lường. Đặc biệt, sự gia tăng bạo lực đang làm suy thoái nhân cách của một bộ phận những người trẻ tuổi, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Trong cuộc đấu tranh này, không ai đứng ngoài cuộc. Việc tuyên truyền về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đường, nhà trường và các phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng.
Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường còn trang bị cho học sinh những kỹ năng nhận diện các nguy cơ gây ra BLHĐ và nhất là những kỹ năng ứng xử hợp lý khi có BLHĐ xảy ra. Giúp học sinh tự ngăn ngừa BLHĐ xảy ra cho mình và cho bạn của mình. Đồng thời có ý thức trách nhiệm báo cáo kịp thời sự việc xảy ra đến nhà trường, thầy cô hoặc cơ quan chức năng khi sự việc đi quá giới hạn tự xử lý. Vấn đề này sẽ giúp trực tiếp ngăn ngừa bạo lực học đường một cách hữu hiệu nhất.