Các lực lượng tham gia làm công tác giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.6.Các lực lượng tham gia làm công tác giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Nhà quản lý muốn làm tốt công tác phòng ngừa BLHĐ cần hết sức quan tâm đến đội ngũ làm công tác này.

Trước tiên phải quán triệt quan điểm phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường là trách nhiệm của mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tuy nhiên trách nhiệm cụ thể và chủ yếu là của những lực lượng như Ban giám hiệu, Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn Thanh niên … Nhà quản lý cần xác định rõ trách nhiệm của từng lực lượng để lên kế hoạch, giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện kết hợp kiểm tra đánh giá kết quả, đồng thời có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và phù hợp đối tượng.

Các lực lượng này cần trang bị các kiến thức, thái độ và kỹ năng trong lĩnh vực phòng ngừa BLHĐ. Để có thể đảm đương công việc hiệu quả nhất.

Bên cạnh các lực lượng trực tiếp trong nhà trường, nhà quản lý cần phải quan tâm đến các lực lượng bên ngoài nhà trường nhưng có vai trò rất lớn trong công tác phòng ngừa BLHĐ. Đó là gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà quản lý phải nắm vững mối quan hệ với các lực lượng này để thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ.

Ngoài ra học sinh cũng là một lực lượng quan trọng trong công tác phòng ngừa BLHĐ mà nhà quản lý không quên. Chính lực lượng học sinh sẽ giúp bạn bè mình hoàn thiện ý thức và kỹ năng phòng ngừa BLHĐ.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong trƣờng THPT

1.4.1. Quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ là làm cho quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ vận hành đồng bộ, theo đúng hướng để đạt được mục tiêu đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Muốn vậy, phải làm cho các đối tượng của quá trình giáo dục phòng chống BLHĐ (cả chủ thể và khách thể) nắm vững mục tiêu giáo dục phòng chống BLHĐ của nhà trường, có thái độ ủng hộ và quyết tâm phấn đấu thực hiện. Cụ thể:

-Mục tiêu hoạt động giáo dục được xây dựng phù hợp mục tiêu giáo dục chung chuẩn KT- KN-TĐ);

- Mục tiêu được toàn thể giáo viên, học sinh, lực lượng giáo dục hiểu đúng, thực hiện triệt để;

- Mục tiêu GD được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học;

- Mục tiêu GD (đã được cụ thể hóa) đã đặt ra được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của hoạt động GD;

- Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá.

1.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra.

Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS bao gồm:

- Nội dung GD được lựa chọn phù hợp với mục tiêu (cho phép hình thành các phẩm chất theo chuẩn hoạt động giáo dục);

- Nội dung giáo dục đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao;

- Nội dung GD được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường;

- Chương trình, nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường được rà soát điều chỉnh theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu GD đã điều chỉnh;

- Giáo án, tài liệu GD được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, nội dung giáo dục.

Tóm lại, BGH nhà trường cần quản lý chặt chẽ các nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ để hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4.3. Quản lý hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT được sử dụng, nhưng nhìn chung trong nhà trường, nhà quản lý cần chú ý các hình chủ yếu là giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân và giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua hoạt động giáo dục khác như ngoài giờ lên lớp (GDNGLL), hoạt động Đoàn, ngoại khóa... Ngoài ra điều đặc biệt mà nhà quản lý cần chú ý là phải quản lý tốt công tác phối hợp với các lực lượng xã hội

thể quản lý tác động vào lực lượng làm công tác giáo dục nhằm vận dụng có hiệu quả tối đa các phương pháp trong công tác GD phòng ngừa BLHĐ. Để quản lý tốt việc vận dung các phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cần:

- Hướng dẫn giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp nội dung GD;

- Chỉ đạo GV và HS sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức GD tích cực; chủ động thực hành đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục;

- Phương pháp, hình thức tổ chức HĐGD của GV hướng đến giáo dục học sinh phương pháp tự rèn luyện;

- Giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức HĐGD tính đến đặc điểm của học sinh/nhóm HS;

- Các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức HĐGD được lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của nhà trường và cộng đồng (CSVC, thiết bị, Môi trường GD).

1.4.4. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Để tổ chức thành công hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng thì không thể không kể đến cơ sở vật chất kỹ thuật. Muốn vậy, các nhà quản lý không những cần biết bố trí cơ sở vật chất – kĩ thuật, các nguồn tài chính trong và ngoài trường, mà còn biết huy động các nguồn lực khác như phụ huynh học sinh, cựu HS thành đạt, từ các doanh nghiệp trên địa bàn trường và các tổ chức, cá nhân khác phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục của trường mình.

Nội dung quản lý về cơ sở vật chất và thiết bị:

-Môi trường tinh thần cho HĐGD có tính thân thiện, khuyến khích giáo viên và học sinh sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện;

- Môi trường vật chất được thiết kế an toàn, thân thiện, có tính giáo dục và thẩm mỹ cao;

- Trang thiết bị, tài liệu phục vụ HĐGD được trang bị theo chuẩn, phù hợp nội dung, phù hợp yêu cầu đổi mới PPGD;

- Các mối quan hệ hợp tác, chia sẻ nguồn lực trong tổ chức HĐGD với các bên liên quan được tổ chức đa dạng, hợp lý;

- Nguồn lực tài chính ổn định đảm bảo các yêu cầu chi phí của GD theo chuẩn;

- Chính sách nội bộ có tính khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên,

lực lượng giáo dục, HS có thành tích trong gáo dục.

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ BLHĐ

chung của nhà trường cũng như quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Kiểm tra để thấy được những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, cải tiến thay đổi phương pháp cho phù hợp. Để quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt hiệu quả, BGH cần thực hiện một số nội dung sau:

- Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy (PP và Hình thức KTĐG) trong đánh giá; - Đảm bảo đánh giá được mức độ đạt được của các mục tiêu GD (phẩm chất, kỹ năng thái độ), thúc đẩy tự đánh giá;

- Đánh giá có tính hướng dẫn phát triển, không dán nhãn học sinh (hư, khó bảo…);

- Kết quả KT-ĐG được xử lý, sử dụng, lưu trữ đúng quy định.

Tóm lại, quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường THPT thực chất là quản lý về mục tiêu và kế hoạch thực hiện, quản lý nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, quản lý việc phối hợp của các lực lượng và quản lý việc kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS đòi hỏi người quản lý không những nắm vững khoa học quản lý, có nghệ thuật quản lý, cần xây dựng và quản lý tốt các điều kiện giáo dục như: Cơ sở vật chất - thiết bị, tài liệu và văn bản về giáo dục phòng ngừa BLHĐ, đội ngũ cán bộ GV, xây dựng mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hơn nữa, cần xây dựng một nhà trường có nề nếp và có thói quen thực hiện nề nếp để việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS phù hợp với đối tượng và có hiệu quả.

1.4.6. Quản lý phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh ở trường THPT ngừa BLHĐ cho học sinh ở trường THPT

Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS không chỉ do giáo dục ở trường hay từ gia đình mà được hình thành từ ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội. Vì thế, trong quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ, phát triển nhân cách toàn diện cho HS phải có sự phối hợp giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và các lực lượng lượng xã hội để thống nhất về nhận thức và hành động, xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của các tổ chức, thành viên trong thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, mẫu mực, thân thiện để giúp nhân cách HS phát triển toàn diện, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu của xã hội.

- Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS có sự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía HS, GV, các lực lượng về hiệu quả các hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đã thực hiện.

- Quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS;

- Quản lý việc xác định nội dung và hình thức phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS;

- Quản lý việc xây dựng cơ chế phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS;

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS;

Xây dựng các điều kiện về thông tin, CSVC, thiết bị và tài chính cho công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý phòng ngừa BLHĐ

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Môi trường xã hội

Giáo dục xã hội có vai trò rất quan trọng. Các quan hệ xã hội (kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tư tưởng, chính trị...) thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều kênh đến cá nhân. Những tác động của xã hội đến cá nhân theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Những tác động tiêu cực của xã hội đến học sinh làm giảm sút thậm chí trái ngược với giáo dục nhà trường làm cho giáo dục của nhà trường không còn tác dụng. Sau đây là một số nhân tố tiêu cực trong xã hội ảnh hưởng tới bạo lực học đường đang diễn ra trong thực tế:

- Môi trường xung quanh trường học

Với nền kinh tế thị trường hiện nay, ở đâu có cầu thì ắt sẽ có cung. Trường học tập trung nhiều học sinh với nhu cầu đa dạng có những nhu cầu là chính đáng như mua sắm bút, vở phục vụ học tập hoặc ăn uống thì cũng có những nhu cầu không chính đáng của một số học sinh chưa ngoan mà ở trường nào cũng có như cắm đồ dùng học tập, đơn giản là máy tính lớn hơn có thể là xe đạp điện, các em cần tiền để trang trải vào những việc như chơi game, cờ bạc, bi a.... Do vậy, hiện nay xung quanh các cổng trường nói chung và cổng trưởng THPT nói riêng có rất nhiều loại hàng quán từ lớn đến bé, rất đa dạng. Có quán phục vụ nhu cầu không phù hợp đối với lứa tuổi học sinh như quán cầm đồ, quán Internet, quán gamme online, bi a,....với mục đích kinh doanh kiếm lời từ đối tượng học sinh. Học sinh thường xuyên đến với quán này hầu hết là những em “có vấn đề” trong việc rèn luyện đạo đức, kết quả học tập kém, sự buông lỏng giáo dục của gia đình. Từ việc quen tiêu tiền trong khi các em chưa làm ra dẫn đến các em nghĩ các cách như “bảo kê”, lấy trộm đồ của bạn trong trường thậm chí ăn cắp ở những nơi khác, lôi kéo các bạn khác tham gia cùng.

những người xấu, những chủ quán game thiếu lương tâm, đã có nhiều trường hợp các em có thể ở quán game hàng tháng mà chủ quán vẫn tiếp tay, đến khi nợ nhiều họ bắt đầu quay ra chèn ép các em phải làm việc xấu hoặc liên hệ với gia đình bắt đến trả tiền thậm chí có những em trở thành tay sai cho họ, lôi kéo các học sinh khác, đẩy các em vào con đường tội lỗi.

Thêm vào đó, với môi trường quán hàng không lành mạnh các em thường xuyên giao lưu với “dân anh chị” ở khu vực và bị ảnh hưởng từ họ, có khi phụ thuộc hoàn toàn vào họ về tiền bạc, thường lúc đầu họ rất dễ dãi, tỏ ra là người tốt cưu mang, sẵn sàng bỏ tiền để các em ăn chơi đến khi số tiền đủ lớn họ mới quay sang ép buộc và bắt các em đi theo làm những việc xấu, vi phạm pháp luật.

Bất kỳ một trường học nào cũng gắn với một địa bàn dân cư, đời sống văn hóa của địa bàn dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc xây dựng một môi trường xung quanh trường học lành mạnh là vượt khả năng của nhà trường, nhà trường chỉ có thể tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương trong việc này. Do vậy, cần quan tâm đến môi trường xung quanh trường học để giúp đỡ các em tránh xa những tụ điểm, hàng quán không phù hợp.

- Văn hóa không lành mạnh ngoài xã hội

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang hòa nhập xu thế hội nhập toàn cầu, bên cạnh những lợi ích của hội nhập mang lại cũng có nhiều mặt trái đặc biệt về mặt văn hóa. Đó là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, sống hưởng thụ, ngại hy sinh gian khó, thiếu nghị lực, không có ý chí vươn lên. Bên cạnh đó xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực như “chủ nghĩa cá nhân”, hiện tượng tham ô, lãng phí, có tiền là có tất cả, giải quyết được mọi việc; những hiện tượng băng hoại về đạo đức vẫn hàng ngày diễn ra...nhiều hiện tượng xấu trong giới trẻ còn được một bộ phận tung hô. Sự vô cảm trong xã hội ngày càng rõ nét.

Với những nhân tố không lành mạnh về văn hóa trong xã hội tác động tới học sinh, ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan. Những quan niệm về giá trị đạo đức của các em cũng bị sai lệch, các em thiếu niềm tin không có định hướng đúng. Các em khó phân biệt được đúng sai trong nhận thức từ đó dễ dẫn đến những hành động sai trái thậm chí có em còn vi phạm pháp luật.

Trò chơi bạo lực và những mặt trái của mạng internet:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 31)