Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 98 - 141)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã nghiên cứu sâu các biện pháp đã tiến hành, tìm ra những ưu điểm và hạn chế của từng giải pháp, những khó khăn khi triển khai các biện pháp. Trên cơ sở đó đã đề xuất 6 biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới để phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn huyện.

Mỗi biện pháp đề xuất điều có những điểm khác biệt, có mục đích, nội dung, cách thực hiện, lực lượng tham gia, điều kiện để thực hiện. Khi áp dụng, cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể của nhà trường, mỗi giai đoạn mà lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp. Song các biện pháp nêu trên có mối quan hệ gắn bó với nhau, hỗ trợ tích cực cho nhau. Mỗi biện pháp sẽ phù hợp trong một điều kiện và thời điểm, thời gian nào đó. Biện pháp này rất có ưu điểm ở trường này, thời gian này nhưng chưa hẳn phát huy hết tác dụng ở môi trường khác và trường hợp khác.

Do vậy, để phòng ngừa BLHĐ, các nhà trưởng phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp quản lý; tùy vào đặc điểm công việc, con người cụ thể để phối hợp đồng bộ các biện pháp, không nên xem nhẹ hoặc coi biện pháp nào là vạn năng. Đó chính là mục đích của đề tài mà tác giả đề xuất trong luận văn này để thực hiện việc quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường trong các trường THPT trên địa bàn huyện huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, có thể đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ trong các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

- Biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

- Biện pháp 2. Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học

sinh THPT sát thực tế.

- Biện pháp 3. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ

- Biện pháp 4. Nâng cao năng lực giáo dục cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

- Biện pháp 5. Chỉ đạo tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

- Biện pháp 6. Đẩy mạnh quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

phòng ngừa BLHĐ.

Mỗi biện pháp đều được phân tích nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp.

Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý và các chủ thể tham gia quá trình này. Nhờ đó sẽ tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ của mỗi nhà trường. Vì vậy, có thể thấy rằng các biện pháp phải được thực hiện đầy đủ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy: các biện pháp mà đề tài đề xuất là có tính cấp thiết và tính khả thi cao, có thể và cần triển khai trong thực tiễn.

Đề tài hy vọng với các biện pháp này các nhà quản lý giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có thể vận dụng và mang lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục của mình, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục nói chung của huyện Trà Bồng đạt mục tiêu đã đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu luận văn, nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:

Quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho HS là một bộ phận quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, góp phần quan trọng trong việc

xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo một môi trường học tập an

toàn, lành mạnh cho học sinh. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng giáo dục hoạt động phòng ngừa BLHĐ trong và ngoài xã hội nhằm xã hội hóa công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Nội dung của quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là hướng các em từ đối tượng của quản lý phòng ngừa BLHĐ trở thành là chủ của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Muốn làm được điều đó, trước hết các cấp các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường, mỗi gia đình cùng chung tay, chung sức, đồng

lòng với trách nhiệm “Vì tương lai con em chúng ta”.

Quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ cần đòi hỏi sự thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu kém của từng lực lượng để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đó là nguyên tắc cơ bản trong giáo dục nhân cách đạo đức học sinh nói chung và giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng.

Trong hoạt động phòng ngừa BLHĐ muốn đạt hiệu quả phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội tạo thành mạng lưới giáo dục đạo đức học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác phòng ngừa BLHĐ cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu nhận thấy rằng: Bên cạnh những cố gắng của ngành, của các nhà trường thì vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại cả nội dung lẫn hình thức tổ chức, cả kế hoạch lẫn tổ chức chỉ đạo thực hiện, cả phương pháp lẫn biện pháp,… trong quá trình quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ. Quá trình thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ vẫn rơi vào hình thức, chiếu lệ.

Muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi phải có hệ thống biện pháp quản lý, phù hợp, mang tính đồng bộ. Dựa trên cơ sở những nguyên tắc đề xuất

biện pháp quản lý: Đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính hệ thống và đảm bảo tính thực tiễn, nghiên cứu đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho học sinh: 1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ; 2) Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT sát thực tế; 3) Chỉ đạo thực hiện hiệu quả các hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ; 4) Nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ; 5) Chỉ đạo tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ; 6) Đẩy mạnh quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

Một số biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ tập trung khắc phục tồn tại trong quản lý hoạt động giáo dục trong những năm qua. Các biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhất là GV và HS - hai nhân tố trung tâm của quá trình giáo dục. Giữa các biện pháp có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ.

Về tính chất cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, các chuyên gia được hỏi đều khẳng định: Các biện pháp đề xuất trên đây đều cấp thiết và có tính khả thi. Các biện pháp được đề xuất trên đây nếu được thực hiện đồng bộ, sự kết hợp hợp lí, khoa học sẽ phát huy tác dụng một cách tối ưu trong việc nâng cao chất lượng đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi

- Cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ của các nhà trường THPT.

- Chỉ đạo các trường THPT phải thường xuyên báo cáo về công tác phòng ngừa BLHĐ. Các vụ vi phạm BLHĐ phải báo cáo kịp thời, không được bao che vì lý do làm ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường.

- Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phải đưa vào nội dung hoạt động phòng ngừa BLHĐ. Nội dung này phải được triển khai định kỳ, có sơ kết, tổng kết và phải có báo cáo cụ thể.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT huyện Trà Bồng.

- Lãnh đạo Nhà trường cần chú trọng hơn nữa khâu bồi dưỡng giáo viên hàng

năm về các chuyên đề "Phòng ngừa bạo lực học đường bậc học THPT”.

- Bên cạnh hai nhiệm vụ chính là giảng dạy và học tập, trong mỗi nhà trường cần tăng cường những hoạt động hỗ trợ học sinh với công tác tham vấn tâm lí, hòa giải,

tháo gỡ những khúc mắc của lứa tuổi và những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập hay những vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ của các em.

- Tổ chức các diễn đàn, chương trình tập huấn cho GV, PHHS về kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

2.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn

- Giáo viên cần có sự quan tâm sát sao hơn đến học sinh, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện không bình thường về hành vi cần tìm hiểu rõ ràng sự việc, đồng thời kết hợp với gia đình để kịp thời can thiệp và giúp đỡ các em;

- GVCN cần thường xuyên liên lạc với PHHS để kết hợp giáo dục và có những phương pháp giáo dục cho các em một cách thống nhất, phù hợp;

- Mỗi cán bộ, giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, tu dưỡng bản thân là tấm gương sáng để làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

2.4. Đối với Cha mẹ học sinh

- Cần được trang bị những kĩ năng làm cha mẹ một cách phù hợp, tránh sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái;

- Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh của con cũng như việc sử dụng thời gian và việc tham gia các hoạt động xã hội, các loại hình giải trí...

2.5. Đối với học sinh

- Cần có nhận thức tốt về BLHĐ đây là vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện phát triển nhân cách của bản thân. BLHĐ không chỉ làm tổn thương đến người bị BLHĐ mà còn gây tổn thương đến chính những người gây ra BLHĐ. Đó là sự vi phạm kỷ luật của trường lớp, cao hơn nữa là vi phạm pháp luật, sự dày vò tâm lý của bản thân, sự dị dạng, méo mó về tâm hồn;

- Cần có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, trước hết là những mâu thuẫn trong bạn bè. Khi mâu thuẫn xảy ra không giải quyết được có thể nhờ những người xung quanh giải quyết, trước hết đó là thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, bạn bè thân,… Không được kết bè, kết đảng giải quyết mâu thuẫn bằng các hành vi bạo lực;

- Luôn đề cao ý thức chấp hành kỷ luật, chấp hành nội quy trường lớp, chấp hành pháp luật, sống nhân ái, giúp đỡ mọi người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2] BCH TW Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 12 thang 11 năm 2013 về

“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

[3] Bộ GD & ĐT (2017), Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT Ban hành chương trình

hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2020

[4] Bộ GD & ĐT (2020), Thông tư số 32/2020-BGD&ĐT Ban hành điều lệ trường

THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học, Hà Nội ngày 15/9/2020.

[5] Nguyễn Thị Thanh Bình (2010), Một số biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa

hành vi gây hấn học đường, Đại học sư phạm Hà Nội

[6] GlewMG (2005), Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường

tiểu học, Mỹ.

[7] Lưu Song Hà, Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), Hành vi sai lệch chuẩn mực xã

hội, Hội thảo Khoa học quốc tế, Hà Nội.

[8] Phạm Minh Hạc (2014), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.

[9] Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

trong bối cảnh thay đổi, Nxb giáo dục Việt Nam.

[10] Harol Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật

(tr12).

[11] Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb

Đại học sư phạm.

[12] Liang H và cộng sự (2017), Bắt nạt, bạo lực hành vi nguy hiểm ở học sinh trung

học Nam Phi.

[13] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa học quản lý.

Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[14] Đặng Hoàng Minh, Trần Thành Nam (2017), “Hành vi bạo lực ở thiếu niên- con

đường hình thành và tiếp cận đánh giá”, Tạp chí Tâm lý học số 12 (Tr22-

26).

[15] Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những lý luận cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”,

[16] Quốc hội (2019), Luật số 43/2019/QH14, Luật giáo dục, Hà Nội.

[17] Nguyễn Xuân Thanh (2012), Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý

giáo dục, Nxb Đại học sư phạm.

[18] Nguyễn Xuân Thức (2013), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư

phạm.

[19] Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.

[20] Phạm Viết Vượng, Phạm Xuân Thức (2010), Giáo trình phương pháp nghiên

cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học sư phạm.

[21] Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[22] http://wwwBaodantri.com.vn

[23] http://wwwBaochinhphu.vn

[24] http://wwwvietnamnet.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÕNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG (HĐGD PNBLHĐ)

(Dành cho GV và CBQL)

Để nghiên cứu biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học (BLHĐ) ở nơi đồng chí công tác, kính đề nghị đồng chí vui lòng cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi mà đồng chí cho là thích hợp theo nội dung của câu hỏi vào cột - ô trống với

những vấn đề sau (đánh X vào ô trống):

Câu 1: Nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng HĐGDPNBLHĐ

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan

trọng

Hoàn toàn không quan trọng

Câu 2: Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý HĐGDPNBLHĐ

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan

trọng

Hoàn toàn không quan trọng

Câu 3: Thực trạng việc xác định mục tiêu giáo dục trong HĐGDPNBLHĐ và trong từng hoạt động cụ thể

Stt Các nội dung khảo sát Mức độ thƣờng xuyên Mức độ thực hiện KTH KTX ITX TX RTX Kém Y TB K T

1 Tạo chuyển biến về nhân

cách của học sinh

2 Đảm bảo môi trường an

toàn, lành mạnh, thân thiện

3

Phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực của học sinh

4 Tuyên truyền nâng cao nhận

thức cho giáo viên và học sinh 5

Góp phần xây dựng văn hóa trường học lành mạch, thân thiện

Stt Các nội dung khảo sát Mức độ thƣờng xuyên Mức độ thực hiện KTH KTX ITX TX RTX Kém Y TB K T

6

Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực

7

Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi học sinh bị bạo lực

8

Học sinh có ý thức học tập, không vi phạm nội quy, quy định trong trường, trong lớp 9

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 98 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)