8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
-Vai trò quản lý của nhà trường
Sự quản lý không tốt trong trường học cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Khi nhà trường, thầy cô thiếu nghiêm khắc với học sinh, xem nhẹ kỉ luật, sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng như quay cóp trong thi cử, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, những thành phần không tốt trong xã hội cũng dễ dàng trà trộn vào môi trường học đường, thậm chí có thể tồn tại cả những văn hóa phẩm đồi trụy trong trường học. Từ đó mối quan hệ giữa thầy và trò, giáo viên và phụ huynh vốn đã lỏng lẽo sẽ càng xa cách hơn. Khái niệm “trường học an toàn” hay “văn hóa nhà trường” gần đây được các nhà giáo dục quan tâm bởi vì thực tế trường học đang mất đi sự an toàn cho cả người dạy và người học, văn hóa truyền thống có phần bị xem nhẹ.
-Nhà trường bỏ qua hoặc giải quyết chưa hợp lí với những hành vi bạo lực học đường
Khi đứng trước những học sinh vi phạm kỷ luật trường học nếu nhà trường bỏ qua xử lý không phù hợp sẽ là “ngòi nổ” cho một loạt những hành vi bạo lực tiếp theo của học sinh.
Khi học sinh mắc sai lầm nhà trường không kiên trì tiến hành công tác giáo dục tư tưởng, mà lại lên án, chụp mũ, bới lông tìm vết, thậm chí còn trừng phạt học sinh theo nhiều cách không phù hợp hoặc lấy trừng phạt để thay thế cho giáo dục. Với cách giải quyết như trên thì lòng tự trọng của học sinh đã bị xúc phạm, nhà trường vi phạm
nghiêm trọng nguyên tắc giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”. Từ đó tạo nên khoảng cách và sự đối lập trong quan hệ thầy trò, khiến cho một số học sinh cũng trở nên thô bạo hơn đối với những người khác, một số khác thì phản ứng bằng việc phá hoại của công hoặc phá đồ của bạn để “trả đũa” lại nhà trường cũng như thầy cô giáo.
Trên thực tế, các nhà trường hiện nay mặc dù đã ý thức được sự tồn tại của hành vi bạo lực học đường trong trường học, nhưng vẫn chưa ý thức được hết sự nghiêm trọng của nó. Hơn thế, nếu các trường vẫn mang tâm lí “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, vì sợ ảnh hưởng đến thành tích mà nhà trường không thông báo rộng rãi cũng như không xử lý nghiêm các hành vi bạo lực học đường, không cùng với phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác phối kết hợp với nhau để kiểm soát hiện tượng này thì bạo lực trong nhà trường rất khó có thể ngăn chặn và phòng ngừa.
-Giáo dục pháp luật chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa, mà còn là nơi bồi dưỡng nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chính vì thế mà trong những năm gần đây nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống và hỗ trợ tâm lý học đường đã được lồng ghép với các nội dung giáo dục trong nhà trường.
Nếu việc thực hiện giáo dục các nội dung này vẫn còn mang tính “khẩu hiệu”, việc đánh giá chất lượng thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, và hỗ trợ tâm lý trong nhà trường còn mang tính hình thức. Và một khi những nội dung giáo dục này không được thực hiện có hiệu quả thì việc kiểm soát và phòng ngừa hành vi bạo học đường sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Bạo lực học đường vì thế mà vẫn diễn ra, gia đình, nhà trường và xã hội vẫn ngày ngày được gọi tên nhưng người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại chính là học sinh là thế hệ trẻ của đất nước.
1.5.2.2. Các tác động quản lý
Bạo lực học đường là một căn bệnh xã hội, nó xuất hiện, hình thành theo quá trình với nhiều tác động bên ngoài và do nhiều nguyên nhân gây lên. Hệ thống luật pháp ở nhiều khu vực - đặc biệt là các nước chưa phát triển vẫn chưa có các điều luật cụ thể về bạo lực học đường. Bởi ở bất cứ môi trường nào cũng cần phải có nội quy, quy định để định hướng con người sống tốt hơn. Khi có điều luật cụ thể về bạo lực học đường sẽ giúp ích cho việc định hướng hành vi ứng xử lành mạnh trong môi trường giáo dục, giúp hạn chế tối đa bạo lực học đường và biến nó thành nội quy, nếp sống đẹp, văn minh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, tự tin bước vào đời. Từ đó nhận thấy, công tác quản lý có tác động lớn đến môi trường giáo dục hiện nay. Để công tác này được hiệu quả, cần bồi dưỡng cho giáo viên, hiệu trưởng về vấn đề quản lý bạo lực học đường. Theo đó, nội quy nhà trường cần rõ ràng, thực tế hơn, xử phạt nghiêm đối với những hành vi bạo lực diễn ra tại trường học.
Tiểu kết Chƣơng 1
Tình trạng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng trong giáo dục, ngày càng có chiều hướng gia tăng về số vụ và mức độ phức tạp. Hậu quả của BLHĐ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những học sinh là nạn nhân, là người gây ra bạo lực và cản trở các hoạt động giáo dục của nhà trường. Do vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần phải có các biện pháp hữu hiệu để sớm ngăn ngừa và tiến tới loại bỏ BLHĐ.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, ở chương này, người viết đã phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản: Khái niệm quản lý, quản lý trường học, khái niệm bạo lực học đường, dấu hiệu của bạo lực học đường, hậu quả của bạo lực học đường...
Vai trò chủ thể quản lý của Hiệu trưởng trường THPT trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường. Trình bày các nội dung quản lý hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường như: Nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, xây dựng có hiệu quả các phong trào trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng mối quan hệ, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến các yếu tố chủ quan chính là các lực lượng làm công tác giáo dục trong nhà trường và những tác động của lực lượng này thông qua các hoạt động giáo dục nhưng cũng phải kể đến các tác động mang tính khách quan đến từ xã hội vì vậy công tác GD phòng ngừa BLHĐ không chỉ gói gọn trong nội dung các bài học trên lớp, trong trường mà nó còn phải được thực hiện thông qua các lực lượng bên ngoài xã hội. Vì vậy công tác GD phòng ngừa BLHĐ cần phải chú ý hết sức đến công tác phối hợp.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÕNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TRÀ BỒNG TỈNH QUẢNG NGÃI