Thực trạng việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện mục tiêu phòng ngừa bạo lực học đường trong trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, nghiên cứu xây dựng phiếu câu hỏi

để khảo sát. Câu hỏi đặt ra là: “mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực

học đường ở trường THPT hiện nay là gì?” Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 6 cán bộ quản lý, 54 giáo viên, 400 HS kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10. Thực trạng việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Mức độ thƣờng xuyên (N=460)

Mức độ thực hiện (N=460)

X TB X TB

Tạo chuyển biến về nhân cách của học sinh 3.91 1 3.63 2

Đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện 3.82 3 2.94 6

Phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành

vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực của học sinh 3.80 4 2.93 7

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên

và học sinh 3.86 2 3.71 1

Góp phần xây dựng văn hóa trường học lành

mạch, thân thiện 3.67 6 2.86 10

Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng

ngừa bạo lực 3.80 4 2.82 11

Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời

khi học sinh bị bạo lực 2.16 11 3.02 4

Học sinh có ý thức học tập, không vi phạm nội

quy, quy định trong trường, trong lớp 3.54 7 2.99 5

Biết tự kiềm chế bản thân, ứng xử văn hóa trong

các tình huống 3.35 8 3.15 3

Biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép, có trách

nhiệm với hành động của bản thân mình 3.17 10 2.88 9

Kết quả khảo sát nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh được khảo sát trên 2 khía cạnh mức độ nhận thức được thực hiện trên 5

mức độ (Không thực hiện; Không thương xuyên; Ít thường xuyên; Thường xuyên; Rất

thường xuyên); mức độ thực hiện trên 5 mức độ (Kém; Yếu; Trung bình; Khá; Tốt).

Mức độ nhận thức:

Kết quả khảo sát cho thấy: Không có CBQL, GV, và HS đánh giá vị trí, vai trò của

quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT huyện Trà Bồng thường xuyên và

rất thường xuyên với ĐTB từ 2.16 đến 3.91. Trong đó, những nội dung được đánh giá

cao như: “Tạo chuyển biến về nhân cách của học sinh” với X=3.91. Sau đó là nội dung

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh” với X=3.86. Có thể thấy, đây là nội dung quan trọng trong thực hiện giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

Tuy nhiên, một số tiêu chí ít được đánh giá như: “Thực hiện các biện pháp can

thiệp, hỗ trợ kịp thời khi học sinh bị bạo lực; Biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép, có trách nhiệm với hành động của bản thân mình; Thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường”.

Có thể thấy, trên đây là những tiêu chí rất quan trọng để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Tuy nhiên chưa được đánh giá cao. Điều đó cho thấy, để thực hiện quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS cần quán triệt mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ đến toàn bộ GV, HS trong nhà trường từ đó tạo thành động cơ, hành động để thúc đẩy GV, HS có kiến thức, kỹ năng thực hiện và giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Đánh giá mức độ thực hiện trong mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chúng tôi khảo sát và thu được kết quả dưới đây:

Kết quả khảo sát cho thấy: việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động đánh giá đạt mức trung bình khá. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 2.82 đến 3.71 (Min=1, Min=5), ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên. Cụ thể từng nội dung được đánh giá như sau:

Mục tiêu “Tạo chuyển biến về nhân cách của học sinh” X=2.63 và “Tuyên

truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh” và “Biết tự kiềm chế bản thân, ứng xử văn hóa trong các tình huống” có X=3.15. Tuy nhiên, để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS không chỉ nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự học mà cần hình thành cho HS mà còn cần nâng cao kiến thức tuy nhiên 2 nội dung này thực hiện

hiệu quả thấp nên: Góp phần xây dựng văn hóa trường học lành mạch, thân thiện;

Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực.

Kết quả khảo sát về nhận thức và thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS các trường THPT huyện Trà Bồng: Với thực trạng trên cho thấy, hiện nay

CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của các mục tiêu giáo dục những giá trị nói chung và giá trị phòng ngừa BLHĐ nói riêng so với yêu cầu giáo dục của thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn, nghiên cứu cho thấy thực trạng BLHĐ ở các trường THPT diễn ra ngày càng gia tăng và phức tạp với các mức độ khác nhau. Các hành vi khác nhau. Nhìn chung các nhà quản lý đều xác định rõ tầm quan trọng việc giáo dục học sinh trong công tác phòng ngừa BLHĐ luôn được các nhà quản lý và giáo viên quan tâm đúng mực. Trong đó chú trọng việc xác định được đúng các mục tiêu giáo dục cho học sinh từ việc xây dựng môi trường giáo dục xung quanh, đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo viên, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Từ việc hoạch định đúng mục tiêu giáo dục cho học sinh nên công tác giáo dục ở các trường nhìn chung đều đảm bảo và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)