8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Nâng cao năng lực giáo dục cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng
như các đoàn thể trong nhà trường.
- Huy động sự ủng hộ và tạo điều kiện về tinh thần cũng như tài chính của các bộ phận liên quan, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể.
Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên và các tổ chức đoàn thể phải có sự thống nhất cao trong nhận thức, phải có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch các hoạt động.
- Phải nắm rõ khả năng học tập, sở thích hoạt động, các mối quan hệ trong tập thể
HS nhằm xây dựng môi trường hoạt động phù hợp, có ý nghĩa giáo dục cao và cần trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật nhằm thực hiện tốt nội dung và kế hoạch đã đề ra.
- Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc chỉ đạo quá trình thực hiện nhiêm vụ của GV cũng như các đoàn thể trong nhà trường; làm tốt công tác phối hợp với các LLGD ngoài nhà trường trong công tác giáo dục. Cuối cùng phải kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời đối với những cách làm hay và nhân rộng điển hình.
3.2.4. Nâng cao năng lực giáo dục cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ ngừa BLHĐ
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho lực lượng GVCN, GV bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường.
Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, cộng tác viên làm công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS không chỉ nhiệt tình, trách nhiệm mà còn phải có trình độ, kiến thức vững vàng, có kỹ năng giỏi trong việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, phụ huynh học sinh, các đối tượng tham gia.
Cung cấp cho CBQL, GV các quy định của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ.
Cung cấp cho CBQL, GV những thông tin khái quát về thực trạng và diễn biến phức tạp của BLHĐ hiện nay.
Trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện các nhiệm vụ đối với hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS của nhà trường trong bối cảnh hiện nay, góp phần thực hiện thành công mục tiêu GD toàn diện của nhà trường.
Biện pháp này sẽ giúp cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và các tổ chức trong trường nâng cao năng lực và sự cấn thiết của việc phòng ngừa BLHĐ. Từ
đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức, tạo sự thống nhất trong hoạt động.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Trang bị những kiến thức và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Xây dựng chương trình bồi dưỡng các kĩ năng thiết kế và kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ GV, đặc biệt là GVCN.
CBQL, GV cần rèn luyện năng lực thấu cảm cho học sinh. Thấu cảm là khả
năng thấu hiểu được cảm xúc, tâm trạng, đặc điểm, mong muốn, hoàn cảnh…của mỗi học sinh, đó chính là chìa khóa để đi vào trái tim học sinh, để học sinh dễ dàng mở lòng với giáo viên, có như vậy sự hợp tác giữa thầy và trò mới suôn sẽ, chất lượng giáo dục nói chung mới nâng cao và hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh mới hiệu quả.
Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, từng bộ phận và cá nhân được phân công nhiệm vụ tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết, BGH duyệt kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đồng thời đôn đốc, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của GV và các bộ phận được phân công.
Đổi mới công tác tự đánh giá, đặc biệt trọng tâm đánh giá đối với đội ngũ nhà
giáo. Bởi vì việc đánh giá không đúng, không chính xác sẽ làm cho giáo viên
không biết được chất lượng giảng dạy của mình như thế nào, mình cần phát huy gì và cần khắc phục điều gì ở bản thân. Đánh giá không đúng, không chính xác sẽ làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lí của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc.
3.2.4.2. Cách thức thực hiện biện pháp
Cung cấp đầy đủ các văn bản chỉ đạo của ngành về kĩ năng sư phạm, kĩ năng xử lý tình huống trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho giáo viên làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên thực hiện các văn bản đánh giá học sinh theo đúng quan điểm chỉ đạo. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác: xây dựng chương trình, theo dõi, đánh giá thường xuyên, cập nhật thông tin và ghi chép trong sổ theo dõi, sổ liên lạc một cách chi tiết. Kế hoạch phải bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường; kế hoạch phải thể hiện được nội dung, biện pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh, đặc biệt chú ý các đối tượng học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng tuần, hàng tháng, học kì có đánh giá, nhận xét. Bên cạnh đó, chỉ đạo giáo viên phải xây dựng tốt mối quan hệ với phụ huynh học sinh; phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của học sinh để bàn biện pháp phối hợp giáo dục học sinh.
- Đối với lực lượng GV chủ nhiệm
Đầu năm học, khoảng cuối tháng 8, Hiệu trưởng tổ chức hội nghị GV chủ nhiệm với nội dung bồi dưỡng năng lực và kỹ năng công tác quản lý học sinh, phòng ngừa BLHĐ; đồng thời bồi dưỡng GV chủ nhiệm về kỹ năng tư vấn tâm lý học sinh. CBQL phân công một số GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác GVCN làm báo cáo viên và chủ trì buổi thảo luận tạo điều kiện cho các GVCN trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Hội nghị sẽ đề cập đến những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên và một số kỹ năng cần thiết. Qua hội nghị này, những mặt ưu điểm trong công tác GVCN sẽ được khẳng định, ghi nhận và phát huy; những khó khăn, vướng mắc về công tác quản lý học sinh sẽ được nhà trường giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng ngừa BLHĐ có hiệu quả hơn. GVCN cần được nghiên cứu một số kỹ năng như: kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng và hòa giải,… Trên cơ sở đó, GV chủ nhiệm sẽ chủ động vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý học sinh của mình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, GVCN vừa đóng vai trò là thầy cô giáo, vừa là người cha, người mẹ, anh chị đôi khi còn là bạn của các em học sinh. Có như vậy, GVCN mới gần gũi, thân thiện với học sinh và làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các em.
- Đối với GV bộ môn:
Thông qua phiên họp hội đồng giáo dục hằng tháng, các buổi họp tổ chuyên môn nhà trường hướng dẫn các GV về một số biện pháp giáo dục để giúp học sinh thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ như thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy, phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tượng bất thường (học sinh xích mích lẫn nhau, tập trung đám đông,…) cho Ban nề nếp, Đoàn trường để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Đối với giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên:
Khoảng đầu tháng 9, Đoàn trường phối hợp với huyện đoàn (Đoàn Thanh niên huyện) mở lớp tập huấn công tác Đoàn trường học và Hội liên hiệp thanh niên. Nội dung tập huấn là một số kiến thức trọng tâm về thanh thiếu niên (tâm lý, sinh lý, xã hội) và một số kỹ năng cơ bản của người cán bộ đoàn. Có thể buổi tập huấn này mời thêm cán bộ quản lý của nhà trường tham dự và có ý kiến chỉ đạo về công tác thanh, thiếu niên sát với tình hình nhà trường, trong đó, có công tác phòng ngừa BLHĐ. Cán bộ Đoàn được tập huấn về kỹ năng tập hợp thanh niên, kỹ năng nắp bắt kịp thời về diễn biến tình hình trong chi đoàn (trong lớp học), kỹ năng giải quyết một số mâu thuẫn nảy sinh giữa các bạn trong lớp, kỹ năng hòa giải,…
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Mỗi lực lượng cần thực tốt nhiệm vụ, nhất là người phụ trách công việc tổ chức phải nhiệt tình, năng động, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức và kinh