Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Mục tiêu cuối cùng của mỗi biện pháp mang lại là phải đạt được tính khả thi đề ra. Một biện pháp được coi là đáp ứng yêu cầu có nghĩa là biện pháp đó không những phù hợp, thực hiện được mà còn đạt được kết quả như dự kiến ban đầu. Trong công tác quản lý giáo dục, tính hiệu quả của biện pháp quản lý là rất cần thiết, đây là căn cứ để người quản lý xem xét có thể tiếp tục thực hiện biện pháp đó hay phải điều chỉnh hoặc thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Hiệu quả của công tác giáo dục, phòng ngừa BLHĐ được xét trên Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của hiệu quả chính là những học sinh có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định và không vi phạm các quy định chuẩn mực xã hội.

Tuy nhiên, không có biện pháp nào được gọi là vạn năng. Chỉ khi vận dụng các biện pháp đó một cách đồng bộ hoặc kết hợp các biện pháp trong từng điều kiện, hoàn cảnh phù hợp thì việc thực hiện các biện pháp mới đạt kết quả cao.

Biện pháp phải có tính bao quát, cần thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Mỗi trường, mỗi phòng giáo dục, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng. Vì vậy, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ phải phù hợp với thực tiễn và phải có tính khả thi cao, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại hiệu quả nhất định.

Hệ thống một số biện pháp được đưa ra phải phát huy được vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho HS. Trong nhà trường, chủ thể hoạt động GD phòng ngừa BLHĐ là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và HS; Ở gia đình, chủ thể là cha mẹ HS và HS; phía xã hội là cán bộ quản lý xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và HS. Vì vậy, các biện pháp quản lý đưa ra phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý xã hội và cả người đi học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)