8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.1.1. Môi trường xã hội
Giáo dục xã hội có vai trò rất quan trọng. Các quan hệ xã hội (kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tư tưởng, chính trị...) thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều kênh đến cá nhân. Những tác động của xã hội đến cá nhân theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Những tác động tiêu cực của xã hội đến học sinh làm giảm sút thậm chí trái ngược với giáo dục nhà trường làm cho giáo dục của nhà trường không còn tác dụng. Sau đây là một số nhân tố tiêu cực trong xã hội ảnh hưởng tới bạo lực học đường đang diễn ra trong thực tế:
- Môi trường xung quanh trường học
Với nền kinh tế thị trường hiện nay, ở đâu có cầu thì ắt sẽ có cung. Trường học tập trung nhiều học sinh với nhu cầu đa dạng có những nhu cầu là chính đáng như mua sắm bút, vở phục vụ học tập hoặc ăn uống thì cũng có những nhu cầu không chính đáng của một số học sinh chưa ngoan mà ở trường nào cũng có như cắm đồ dùng học tập, đơn giản là máy tính lớn hơn có thể là xe đạp điện, các em cần tiền để trang trải vào những việc như chơi game, cờ bạc, bi a.... Do vậy, hiện nay xung quanh các cổng trường nói chung và cổng trưởng THPT nói riêng có rất nhiều loại hàng quán từ lớn đến bé, rất đa dạng. Có quán phục vụ nhu cầu không phù hợp đối với lứa tuổi học sinh như quán cầm đồ, quán Internet, quán gamme online, bi a,....với mục đích kinh doanh kiếm lời từ đối tượng học sinh. Học sinh thường xuyên đến với quán này hầu hết là những em “có vấn đề” trong việc rèn luyện đạo đức, kết quả học tập kém, sự buông lỏng giáo dục của gia đình. Từ việc quen tiêu tiền trong khi các em chưa làm ra dẫn đến các em nghĩ các cách như “bảo kê”, lấy trộm đồ của bạn trong trường thậm chí ăn cắp ở những nơi khác, lôi kéo các bạn khác tham gia cùng.
những người xấu, những chủ quán game thiếu lương tâm, đã có nhiều trường hợp các em có thể ở quán game hàng tháng mà chủ quán vẫn tiếp tay, đến khi nợ nhiều họ bắt đầu quay ra chèn ép các em phải làm việc xấu hoặc liên hệ với gia đình bắt đến trả tiền thậm chí có những em trở thành tay sai cho họ, lôi kéo các học sinh khác, đẩy các em vào con đường tội lỗi.
Thêm vào đó, với môi trường quán hàng không lành mạnh các em thường xuyên giao lưu với “dân anh chị” ở khu vực và bị ảnh hưởng từ họ, có khi phụ thuộc hoàn toàn vào họ về tiền bạc, thường lúc đầu họ rất dễ dãi, tỏ ra là người tốt cưu mang, sẵn sàng bỏ tiền để các em ăn chơi đến khi số tiền đủ lớn họ mới quay sang ép buộc và bắt các em đi theo làm những việc xấu, vi phạm pháp luật.
Bất kỳ một trường học nào cũng gắn với một địa bàn dân cư, đời sống văn hóa của địa bàn dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc xây dựng một môi trường xung quanh trường học lành mạnh là vượt khả năng của nhà trường, nhà trường chỉ có thể tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương trong việc này. Do vậy, cần quan tâm đến môi trường xung quanh trường học để giúp đỡ các em tránh xa những tụ điểm, hàng quán không phù hợp.
- Văn hóa không lành mạnh ngoài xã hội
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang hòa nhập xu thế hội nhập toàn cầu, bên cạnh những lợi ích của hội nhập mang lại cũng có nhiều mặt trái đặc biệt về mặt văn hóa. Đó là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, sống hưởng thụ, ngại hy sinh gian khó, thiếu nghị lực, không có ý chí vươn lên. Bên cạnh đó xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực như “chủ nghĩa cá nhân”, hiện tượng tham ô, lãng phí, có tiền là có tất cả, giải quyết được mọi việc; những hiện tượng băng hoại về đạo đức vẫn hàng ngày diễn ra...nhiều hiện tượng xấu trong giới trẻ còn được một bộ phận tung hô. Sự vô cảm trong xã hội ngày càng rõ nét.
Với những nhân tố không lành mạnh về văn hóa trong xã hội tác động tới học sinh, ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan. Những quan niệm về giá trị đạo đức của các em cũng bị sai lệch, các em thiếu niềm tin không có định hướng đúng. Các em khó phân biệt được đúng sai trong nhận thức từ đó dễ dẫn đến những hành động sai trái thậm chí có em còn vi phạm pháp luật.
Trò chơi bạo lực và những mặt trái của mạng internet:
Ngày nay học sinh THPT từ thành phố đến các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, đa số các em không còn xa lạ với mạng internet, mạng xã hội, trò chơi điện tử. Bên cạnh những lợi ích mà mạng internet mang lại thì những mặt tiêu cực cũng đang tác động mạnh tới học sinh trong đó nổi bật là những trò chơi điện tử có tính bạo lực và văn hóa không lành mạnh trên mạng.
Bị hấp dẫn và lôi cuốn bởi thế giới ảo, ở đó các em là những anh hùng, những ông vua, những tay súng thiện xạ...trong các trò chơi điện tử mà rất nhiều học sinh đã trở thành “con nghiện” game. Quán game đã trở thành nơi các em gắn bó hơn bất kỳ nơi nào khác kể cả gia đình; có những em đã rất khó khăn khi quay về đời sống thực thậm chí phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ; thực tế đã có những vụ việc đau lòng xảy ra mà nguyên nhân từ nghiện game.
Bên cạnh đó là những văn hóa độc hại trên mạng internet, các mạng xã hội ngay cả những báo mạng chính thống nhiều khi cũng giật tuýp đánh chém nhau, hiếp dâm,...đến những trang mạng đen truyền bá những tư tưởng cực đoan, những hành vi bạo lực không chỉ ở trong nước mà cả phạm vi toàn cầu. Những nhân tố văn hóa không lành mạnh nói trên đã tác động tiêu cực đến học sinh và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bạo lực học đường gia tăng.
1.5.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THPT
Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lý, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.
Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính, …các em dễ dàng có cảm giác hài lòng với chính mình. Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tò mò của mình,…
Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những “cạm bẫy” tiêu cực. Từ đó dễ nảy sinh những hành động quá khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập không tốt, các phương diện khác như ngoại hình, tài ăn nói cũng không tốt, nhưng các em lại có khao khát được thể hiện bản thân, rất muốn thể hiện mình và gây sự chú ý trước mặt người khác. Khi đó các em sẽ tìm cách thể hiện bản thân thông qua những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học, mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “Tôi” của bản thân.
Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh
niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực. Thời kì thanh niên là giai đoạn phát triển chuyển tiếp giữa tuổi nhi đồng lên tuổi trưởng thành, sự phát triển của thời kì này vô cùng phức tạp và mâu thuẫn, nó còn đuợc gọi là “thời kì tiềm ẩn nhiều nguy cơ”.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về sinh lí thì tâm lý cũng đang phát triển với tốc độ chậm hơn, khả năng nhận thức và kiềm chế bản thân vẫn chưa có sự phát triển hài hòa cùng với sinh lí, nhận thức của trẻ trong giai đoạn này khó có thể đối mặt được với những nguy cơ tiềm ẩn ngoài xã hội. Trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị trước, mà các em phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ như thế, thường khiến cho các em rơi vào trạng thái âu lo. Điều này dẫn đến khi các em có chuyện không vừa ý hoặc cảm thấy không công bằng trong cuộc sống gia đình hay trong học tập thì trạng thái cảm xúc của các em cũng mất cân bằng theo. Lúc đó những mâu thuẫn về nhu cầu của bản thân và thực tế khách quan ngày càng trở nên phức tạp. Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực trong nhà trường của thanh thiếu niên.