8. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống
Biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính toàn diện tức là dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục và một số biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã được các sở khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Thực tế cho thấy trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lý, người cán bộ quản lý không bao giờ thay đổi toàn bộ các biện pháp cũ trước đó bằng các biện pháp mới hoàn toàn mà phải có tính kế thừa, có chọn lọc các biện pháp vẫn còn phù hợp trong hiện tại. Hay nói cách khác chúng ta có thể xây dựng một cái hoàn toàn mới khi chúng ta không biết cái quá khứ là cái gì, nó diễn ra như thế nào, cái nào còn phù hợp, cái nào cần chỉnh sửa hoặc thay thế.
Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên để lựa chọn biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa để làm cho các hoạt động của đơn vị ít bị xáo trộn hoặc thay đổi.
Biện pháp đưa ra phải có hệ thống, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong các trường THPT trên địa bàn và trong khu vực. Quá trình hoạt động phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT phải đảm bảo tính đồng bộ, có hệ thống nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.