8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng về hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa
đánh giá với ĐTB từ 2.76 đến 3.79. Nội dung được thực hiện có kết quả khá là
“ Biết nói lời hay ý đẹp, không vu khống, nói xấu bạn bè” có = 3.79 và “ Biết những hành vi nên và không nên làm trong nhà trường” có = 3.77. Đây là nội dung rất quan trọng trong giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Điều đó cho thấy, các nhà trường đã tương đối chấp hành đầy đủ nội quy trường lớp có ý thức xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Bên cạnh đó, một số nội dung được đánh giá mức độ thực hiện thấp như: Giáo
dục học sinh nhận thức rõ về bản chất, nguyên nhân, tác hại của bạo lực học đường; Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường; Không được có những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lớn tuổi trong Nhà trường.
Qua các thông tin ở bảng số liệu trên, nghiên cứu cho thấy nhà trường cũng đã có sự cố gắng nhất định trong việc thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, đòi hỏi về nhận thức, về thông tin phòng ngừa BLHĐ mà học sinh mong muốn. Đồng thời nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi như vậy thì vẫn chưa đủ để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong học sinh.
2.3.4. Thực trạng về hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ BLHĐ
Hiệu quả giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh phụ thuộc vào việc sử dụng phong phú các hình thức tổ chức. Để tìm hiểu thực tế các trường THPT huyện Trà Bồng đã sử dụng những hình thức nào để tổ chức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh, để tìm hiểu điều này chúng tôi nêu câu hỏi trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV và cùng HS thông qua 8 mức độ thuộc mỗi CBQL, GV ở 2 mức độ là mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện.
X X
X X
Bảng 2.12. Thực trạng về hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ Hình thức, phƣơng pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ Mức độ thƣờng xuyên (N=460 Mức độ thực hiện (N=460 X TB X TB
Sử dụng các phương pháp thuyết trình, giảng giải 3.26 3 3.20 8
Sử dụng các PP trải nghiệm 3.23 5 2.76 11
Sử dụng các PP nêu vấn đề, thảo luận, tranh biện 3.10 6 3.29 4
Sử dụng các PP đóng vai 3.26 3 3.26 5
Sử dụng PP nêu gương 2.76 11 2.06 10
Tổ chức hoạt động dạng toàn lớp 2.98 8 3.36 3
Tổ chức hoạt động theo nhóm 3.71 2 3.44 2
Các hình thức GD: Tham quan, thực tế, ngoại khóa 2.89 9 3.22 6
Giáo dục hình thức cá nhân, đối thoại 1-1 (đối mặt) 3.09 7 3.11 9
Lồng ghép vào hoạt động dạy học trên lớp 3.78 1 3.50 1
Phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGD 2.81 10 3.20 7
Bảng số liệu trên cho thấy: Thực trạng hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS được CBQL, GV và HS đánh giá từ mức độ ít thường xuyên đến mức độ thường xuyên (với ĐTB từ 2.76 đến 3.78). Ở mức độ thực hiện với hiệu quả thực hiện với điểm trung bình từ 2.06 đến 3.50.
Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù mức độ thường xuyên chênh lệch về điểm trung bình nhưng thứ bậc các tiêu chí đánh giá khá tương đồng nhau.
Nội dung được đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là: “Lồng ghép vào hoạt
động dạy học trên lớp” với ĐTB=3.78 (kết quả mức độ thực hiện đạt ĐTB= 3.50)và
“Tổ chức hoạt động theo nhóm”. Đối với HS có hành vi BLHĐ, nhà trường cũng rất nghiêm khắc trong xử lý kỷ luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của nội quy trường lớp, kỷ cương của học đường, đã không bỏ qua bất kỳ một trường hợp vi phạm kỷ luật nào như phương pháp. Thông qua các hoạt động dạy học có lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ, các em thường xuyên được bổ sung ngoài kiến thức sách vở còn có thêm nhận thức về hành vi BLHĐ.
Sau đó là hình thức: “Sử dụng các PP đóng vai” (Đánh giá mức độ thường xuyên
với X=3.26, “Tổ chức hoạt động dạng toàn lớp” mức độ thực hiện 3.36). Qua tìm
Bên cạnh đó, nhà trường cũng rất chú trọng đến công tác khen thưởng những tập thể và cá nhân HS có việc làm tốt trong hoạt động GD phòng ngừa BLHĐ nhằm động viên các em tham gia hơn nữa vào quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường. Việc GV sử dụng các phương pháp này ở mức độ thường xuyên cũng cho thấy nhận thức của GV trong công tác quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các nhà trường.
Tuy nhiên, trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ, cũng cần chú ý để các em tự ý thức chủ động phòng ngừa BLHĐ. Các em được tham gia nhiều hơn và quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Từ là đối tượng của quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ các em trở thành chủ thể của quá trình đó. Việc cho HS đóng vai trong các tình
huống có mâu thuẫn để các em tự giải quyết, các thầy cô đã chú trọng như “Sử dụng
các PP trải nghiệm; Sử dụng PP nêu gương; Phối hợp các LLGD trong tổ chức
HĐGD” hay kể những câu chuyện có tình huống mâu thuẫn trong cuộc sống để HS tự
rút ra bài học cho mình.
Như vậy, đánh giá của CBQL, GV và HS về hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ đã được tập trung thông qua một số hình thức, tuy nhiên về cơ bản
còn đơn điệu. Chưa thường xuyên sử dụng các hình thức giáo dục tích cực, phát huy
tính sáng tạo và kĩ năng của HS. Thực tế, tổ chức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS trong nhà trường có thể tổ chức một số hình thức có tính triển khai: dự án và nghiên cứu khoa học, hội thảo, câu lạc bộ hay các hình thức tổ chức trò chơi, cuộc thi, tiểu phẩm...có thể lồng ghép trong các tiết dạy. Tuy nhiên, việc sử dụng các hình thức phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của mỗi GV, và điều kiện kinh tế và mức độ quan tâm của phụ huynh ở mỗi nhà trường.
Qua trao đổi phỏng vấn cán bộ Đoàn thanh niên của địa bàn nghiên cứu ghi nhận
như sau: “Trong trường THPT các hình thức chính chủ yếu là tuyên truyền, tổ chức
cho học sinh xem các Tiểu phẩm về bạo lực học đường từ đó giúp học sinh nhận thức những việc làm sai trái, không nên làm theo. GVCN giáo dục học sinh trong các tiết chính khoá của các môn học”.
Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn, nghiên cứu cho thấy công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ đối với học sinh THPT ở các trường có thực hiện tốt nhưng chưa được đa dạng hóa về các hình thức tổ chức mà chỉ xoay quanh một vài hình thức như tuyên truyền, nêu gương… các hình thức khác chưa được phối hợp chặt chẽ với nhau, các hình thức chưa có sự tương tác, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Muốn phong phú các hình thức tổ cức các nhà quản lý cùng giáo viên phải đầu tư, suy nghĩ đưa ra nhiều hình thức giáo dục phù hợp giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu học mà chơi, chơi mà học. Các hình thức tổ chức cần phải thay đổi thường xuyên
và phối hợp đồng bộ với nhau, nhịp nhàng với nhau có như thế kết quả giáo dục mới như mong muốn.
2.3.5. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong giáo dục phòng ngừa BLHĐ