Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

Nội dung trưng cầu như sau:

Đồng chí hãy cho biết quan điểm của đồng chí về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

TT Mức độ cần thiết Mức độ cầp thiết Thứ bậc Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

0 0 9 15 7 11.7 44 73.3 3.58 1

2

Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học

sinh THPT sát thực tế.

0 0 13 21.7 26 43.3 21 35 3.13 5

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo

dục phòng ngừa BLHĐ.

0 0 11 18.3 12 20 37 60.7 3.43 3

4

Nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

0 0 19 31.7 16 26.7 25 41.6 3.11 6

5

Chỉ đạo tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

0 0 6 10 14 23.3 40 66.7 3.56 2

6

Đẩy mạnh quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

0 0 20 33.3 8 13.3 32 53.4 3.2 4

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cấp thiết. Điểm đánh giá

trung bình của cả 6 biện pháp giao động từ 3.11 đến 3.58.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Mức độ khả thi Mức độ khả thi Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % SL % 1

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

0 0 9 15 10 16.7 41 68.3 3.54 1

2

Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh

THPT sát thực tế.

0 0 11 18.3 24 40 25 41.7 3.24 2

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục

phòng ngừa BLHĐ.

7 11.7 9 15 10 16.7 34 56.6 3.18 4

4 Nâng cao năng lực cho các lực lượng

tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ. 5 8.3 8 13.3 24 40 23 38.4 3.08 5

5

Chỉ đạo tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

11 18.3 9 15 7 11.7 33 55 3.03 6

6

Đẩy mạnh quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

1 1.7 11 18.3 22 36.7 26 43.3 3.22 3

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp giao động từ 3.03 đến 3.54.

Ghi nhận kết quả khảo sát trong các bảng trên cho thấy, về cơ bản các biện pháp nêu trên đều được các nhà quản lý, cán bộ nguồn quản lý, GV tán thành và đánh giá có khả thi. Trong những biện pháp trên các biện pháp đều rất cần thiết, nhưng để tổ chức thực hiện tức là mức độ khả thi lại đòi hỏi, yêu cầu ở những góc độ khác, và cần sự nỗ lực không chỉ yếu tố nội lực mà ngoại lực ngành giáo dục.

Điều đó chứng tỏ 6 biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong các THPT huyện Trà Bồng sẽ đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)