Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừaBLHĐ cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừaBLHĐ cho học sinh

THPT sát thực tế

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp:

Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT hiệu quả và sát thực tế là công cụ để quản lý, giúp Hiệu trưởng tập trung vào mục tiêu đã xác định, đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Tăng cường quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục.

Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT hiệu quả và sát thực tế giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lí, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

Giúp cho GV tìm ra nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ phù hợp, hiệu quả cho các đối tượng HS, thực hiện tinh thần đổi mới trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT phát động.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Làm cho mọi người hiểu đúng và thực hiện đầy đủ những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của CBQL, GV và phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh (được quy định trong Điều lệ trường THPT); từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi người và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý phòng ngừa BLHĐ. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các phiên họp hội đồng GV hằng tháng, trong những phiên họp cha mẹ học sinh tại lớp vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I và vào cuối năm.

- Biên soạn tài liệu giáo dục phòng ngừa BLHĐ phù hợp với nhà trường và sát thực tế giúp cán bộ, GV dễ dàng sử dụng cho công tác của mình.

- Quản lý tốt website của nhà trường cập nhật thường xuyên các bài viết có chất lượng, thường xuyên đăng tải các thông tin cảnh báo vấn nạn BLHĐ để học sinh biết, đề phòng.

các bài giảng của giáo viên.

- Trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trường, họp tổ GVCN, họp cha mẹ học sinh tại lớp, Hiệu trưởng cần chuẩn bị nội dung tuyên truyền về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ để truyền đạt thật rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Có thể những nội dung tuyên truyền này được in trên giấy và phát cho đối tượng được tuyên truyền. Có như vậy, GV, nhân viên, phụ huynh học sinh được quán triệt sâu sắc, đầy đủ và nhận thức sẽ được nâng cao hơn.

3.2.2.2. Cách thức thực hiện biện pháp Xây dựng quy trình thực hiện:

Bước 1: Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào thực tế của nhà trường và mục tiêu của cấp học, nội dung của giáo dục phòng ngừa BLHĐ, xây dựng kế hoạch chung của nhà trường, phổ biến kế hoạch đến giáo viên và học sinh trong trường cùng thảo luận đóng góp ý kiến.

BGH nhà trường nghiên cứu những ý kiến đóng góp điều chỉnh, xây dựng kế hoạch chính thức của nhà trường.

Bước 2: Các bộ phận và cá nhân giáo viên được phân công tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ căn cứ vào kế hoạch của BGH xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được phân công

BGH nhà trường duyệt kế hoạch, chỉ đạo làm điểm những kế hoạch hay, có tính sáng tạo theo từng khối lớp, từng bộ phận. Sau đó rút kinh nghiệm, thống nhất và duyệt từng kế hoạch cụ thể.

Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong toàn trường.

Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cần phải bám sát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, GV và học sinh có cần hỗ trợ gì không để kịp thời hỗ trợ và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đây là bước quan trọng nhất, vì nó giúp nhà quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.

Tổ chức nhân sự thực hiện:

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch từ bản báo cáo thực trạng của phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách.

Phó hiệu trưởng tham khảo ý kiến của GV, HS, PHHS và chính quyền địa phương về kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

GV xây dựng kế hoạch cá nhân về giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong bài giảng. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa BLHĐ thông qua dạy học tích hợp các môn văn hóa,

có tính đặc thù riêng từng môn học.

Bản kế hoạch cần được đưa ra bàn bạc thống nhất trong ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, biện pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung: Mục tiêu cần đạt là gì? mức độ nào? Dành cho đối tượng HS nào? HS, GV cần làm những công việc gì? Thời gian thực hiện vào lúc nào? Phân công các bộ phận tổ chức thực hiện như thế nào? Biện pháp cụ thể: cách thức thực hiện, Kinh phí bao nhiêu ?.

Hiệu trưởng nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, để triển khai các công việc về đổi mới nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua việc thăm lớp dự giờ, thao giảng những tiết giảng mẫu ở các bộ môn, hoặc cho GV đi dự giờ ở những trường có GV tuyên truyền giỏi để học tập và nhân rộng ở trường mình.

- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, tìm ra những thành công, tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện đổi mới nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ, từ đó có giải pháp phù hợp cho năm học tới. Có như vậy việc thực hiện đổi mới nội dung, đa dạng hóa kiến thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ mới đạt hiệu quả. Hiệu trưởng phải là người tiên phong thực hiện những yêu cầu đổi mới để làm gương cho GV noi theo.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn…, phân phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ chức họat động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

- Hiệu trưởng nên đưa nội dung về hoạt động quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị để thực hiện thường xuyên, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ và lưu hồ sơ.

- Trong hội nghị GVCN, tập huấn cho cán bộ Đoàn vào đầu năm học cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức. Cần tiến hành sớm để triển khai kịp thời trong năm học và góp phần ổn định nhanh hoạt động của nhà trường.

3.2.3. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ muốn có hiệu quả thì phải đảm bảo tính kế hoạch, mục tiêu, nội dung, tính tổ chức; tính tự nguyện, tự giác của học sinh, tính tập thể cao. Kế hoạch phải đảm bảo tính mục đích luôn gắn với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, xã hội trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, có kế hoạch cả năm học, từng kỳ, từng tháng, từng tuần.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là hoạt động vì người học, do người học, nhưng do giáo viên tổ chức, thiết kế. Vì vậy cần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong tổ chức hoạt động nhằm biến quá

trình tổ chức thành quá trình tự tổ chức dưới sự định hướng của nhà quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh phải đảm bảo tính cân đối giữa tác động nhận thức, tình cảm, hành vi và đi đến đích cuối cùng là phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện, nâng cao nhận thức nhân cách cho người học theo yêu cầu của xã hội.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ bao gồm hoạt động giáo dục trong nhà trường, ngoài nhà trường. Vì vậy hoạt động này phải phong phú, hấp dẫn, phù hợp, mang tính giáo dục cao để học sinh tích cực tham gia hoạt động với ý thức cao nhất. (Tự tin, tự giác, chủ động, sáng tạo) từ đó hoạt động mang lại hiệu quả giáo dục. Ngược lại nếu hoạt động mà nghèo nàn, hoạt động hình thức, hoạt động gây áp lực sẽ dẫn đến phản tác dụng.

Trong quá trình xây dựng một số biện pháp hoạt động phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT, hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

Đổi mới và đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ giúp tránh sự nhàm chán cho HS. Nó giúp cho GV thể hiện được sự sáng tạo của mình thông qua các bài giảng, qua đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ là phải thực hiện kết hợp xen kẽ, hài hòa các hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ với nhau, tùy từng yêu cầu nhiệm vụ và giai đoạn cụ thể để tạo ra sự thu hút đối với học sinh, kích thích các em tích cực hoạt động, tiếp nhận tri thức về phòng ngừa BLHĐ hiệu quả từ nhiều kênh khác nhau.

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ không chỉ là tổ chức toàn bộ các hoạt động của tập thể học sinh mà còn hướng vào từng cá nhân học sinh, yêu cầu các em thực hiện các nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ bằng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú; khuyến khích các em rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng vượt qua nghịch cảnh và các giá trị đạo đức hiện đại trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến đến từng GV, giúp họ có ý thức và thực hành tiếp cận đổi mới PPDH nói chung và đổi mới hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi HS.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Mời các chuyên gia về giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các lĩnh vực khác nhau ngoài nhà trường như: chuyên gia tâm lý, công an, quân đội….về tuyên truyền, truyền đạt kinh nghiệm về giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.

muốn, nguyện vọng về phòng ngừa BLHĐ của mỗi HS. Trong khi tổ chức hoạt động phải biết quan sát về sự hứng thú của học sinh với hoạt động mình thực hiện. Đồng thời, GV cần biết phân tích về tính cách của mỗi học sinh, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ bạn bè của mỗi học sinh để định hướng, chỉ bảo các em biện pháp phòng ngừa BLHĐ hiệu quả nhất.

- Bản thân người quản lý và mỗi GV phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS, học sinh đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

- Thay đổi hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục phòng ngừa BLHĐ từ cách tuyên truyền khô cứng bằng các hình thức trải nghiệm thực tế, câu chuyện có thực, tấm gương điển hình… giúp cho HS nhìn nhận về BLHĐ một cách sống động, sát thực hơn.

- Trong các giờ chào cờ đầu tuần, HS tập trung theo khối lớp và đây là điều kiện thuận lợi để thực hiên giáo dục các em về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Thường các hoạt động này giao cho Đoàn trường thực hiện nhưng có sự phối hợp của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể các bộ phận, cá nhân trong buổi ngoại khóa với nội dung phòng ngừa BLHĐ .

- Hình thức buổi ngoại khóa này là có thể tổ chức giao lưu với HS qua một số câu hỏi mà Ban tổ chức đã chuẩn bị trước; hoặc hướng dẫn HS thực hiện sân khấu hóa qua một tiểu phẩm tiêu biểu về tình huống tạo nên BLHĐ; hoặc kết hợp giữa hai hình thức này.

- Thông qua các môn học trên lớp, thông qua giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm. Qua buổi hoạt động ngoại khóa nên giáo dục HS về một kỹ năng cần thiết để phòng ngừa BLHĐ như: Kỹ năng tự kiềm chế bản thân, kỹ năng hòa giải, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, …

Buổi ngoại khóa về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ được lồng ghép vào tiết chào cờ đầu tuần do vậy không có nhiều thời gian, thường chỉ diễn ra trong vòng 45 phút. Vì thế, cần chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung, hình thức để các phần của ngoại khóa được diễn ra ngắn gọn, súc tích, không kéo dài thời gian.

Nội dung các câu hỏi cho HS về BLHĐ, nội dung tiểu phẩm phải được chọn lọc, kiểm duyệt trước khi trình diễn trước toàn thể giáo viên, học sinh. Có như vậy, để tránh những câu hỏi, hành vi, lời thoại có thể gây phản cảm và không đảm bảo tính giáo dục.

Nên tạo điều kiện, khuyến khích HS nêu thắc mắc, nêu một số tình huống thường gặp có thể gây nên BLHĐ, qua đó, nhà trường giúp các em giải quyết hợp lý, hợp tình. Vì thế nên có Ban cố vấn, gồm một số GV nhiều kinh nghiệm và uy tín để hỗ trợ buổi ngoại khóa.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt và có những hướng dẫn cụ thể và kịp thời của Ban Giám hiệu nhà trường như: Xây dựng kế hoạch lồng ghép; tích hợp; hoạt động ngoại khoá… Chỉ đạo xây dựng và triển khai các nội dung hoạt động phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 88)