8. Cấu trúc luận văn
2.3.7. Thực trạng các lực lượng tham gia trong tổ chức hoạt động giáo dục
Trong việc thực hiện công tác quản lý nhà trường đến tổ chức các HĐGD của nhà trường, việc huy động, phối hợp đến đánh giá vai trò của các lực lượng giáo dục rất quan trọng. Đánh giá mối quan hệ, vai trò của chủ thể xây dựng và thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thu được kết quả như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng các lực lượng tham gia trong tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS
Các lực lƣợng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ Mức độ thƣờng xuyên (N=460 Mức độ thực hiện (N=460 X TB X TB
Trong các HĐGDPNBLHĐ có sự tham gia của
GVCN và GV bộ môn 3.30 1 3.37 1
Trong các HĐGDPNBLHĐ có sự tham gia của
gia đình học sinh 3.20 2 3.20 2
Trong các HĐGDPNBLHĐ có sự tham gia của
các lực lượng xã hội khác 3.25 3 3.08 4
Các LLGD trong nhà trường chủ động, tự giác
tham gia tổ chức HĐGDPNBLHĐ cùng GVCN 3.24 4 3.09 3
Các LLGD ngoài nhà trường chủ động, tự giác tham gia tổ chức HĐGDPNBLHĐ cùng nhà trường
2.74 5 2.75 5
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận định ban đầu hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa đáp ứng kỳ vọng bởi vai trò của lực lượng cộng đồng vào hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa được phát huy. Từ kết quả khảo sát cho
thấy, việc hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chỉ đạt được kết quả tốt khi chúng ta biết phối hợp các môi trường giáo dục. Do vậy, nhà trường chưa sát sao, chủ động phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa
BLHĐ. Với mức độ thường xuyên “Các LLGD ngoài nhà trường chủ động, tự giác
tham gia tổ chức HĐGDPNBLHĐ cùng nhà trường” ĐTB 2.74 và mức độ thực hiện ĐTB 2.75. Có thể thấy việc các lực lượng tự giác tham gia cùng với nhà trường để giáo dục phòng ngừa BLHĐ ít được quan tâm.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trƣờng THPT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Quản lý việc xác định mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT là quá trình xây dựng, dự kiến tổng thể các nội dung, yêu cầu, điều kiện đảm bảo để xây dựng, biên soạn, thẩm định, đánh giá và đưa giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT phù hợp với tính đặc thù của học sinh ở các trường THPT vào thực tiễn dạy học. Để tìm hiểu mức độ lập kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Trà Bồng, chúng tôi khảo sát 6 CBQL, 54 GV thuộc 2 trường THPT. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng như sau
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Mức độ thƣờng xuyên (N=60 Mức độ thực hiện (N=60 X TB X TB
Mục tiêu hoạt động giáo dục được xây dựng phù
hợp MT giáo dục chung (chuẩn KT KN TĐ) 4.10 3 3.06 4
Mục tiêu được toàn thể GV, HS, LLGD hiểu đúng,
thực hiện triệt để 4.23 1 3.82 1
Mục tiêu GD được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học
4.16 2 3.66 2
Mục tiêu GD (đã được cụ thể hóa) đã đặt ra được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của hoạt động GD
3.93 5 3.21 3
Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp
Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Trà Bồng được đánh giá trên 2 mức độ là mức độ thường xuyên với ĐTB từ 3.93 đến 4.23 và mức độ thực hiện với ĐTB từ 2.90 đến 3.82, ở mức độ trung bình khá (Min=1, Min=5). Cụ thể như sau:
Mức độ thường xuyên: Nhà trường đã làm tốt khâu “Mục tiêu được toàn thể
GV, HS, LLGD hiểu đúng, thực hiện triệt để” với ĐTB= 4.23 qua đây cũng cho thấy rõ rằng việc thành bại trong quản lý là việc xác định nội dung giáo dục phải
đúng trọng tâm. Bên cạnh đó là: “Mục tiêu GD được định kỳ rà soát và điều chỉnh
phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học” có ĐTB=4.16 cho thấy công tác tổ chức thảo luận, thống nhất dự thảo về kế hoạch giáo dục BLHĐ cho học sinh cũng không kém phần quan trọng nói lên rằng nếu kế hoạch đưa ra được hội đồng bàn bạc kỹ, xây dựng kỹ thì triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, một số nội dung còn hạn chế như: Mục tiêu GD (đã được cụ thể hóa)
đã đặt ra được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của hoạt động GD; Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá
Tại mức độ thực hiện xếp hạng các tiêu chí cũng tương đồng với mức độ thường xuyên nhưng điểm trung bình ở mức độ thấp hơn từ 2.90 đến 3.82..
Điều đó cho thấy, lãnh đạo Nhà trường mới chỉ quan tâm đến việc lập kế hoạch “sao cho có” và chưa thực sự huy động, sát sao, kiểm soát thực hiện kế hoạch đó như thế nào, hiệu quả ra sao, và chưa xác định tính khả thi của kế hoạch.
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS còn nhiều yếu kém. Điều đó giải thích tại sao thực trạng giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở các nhà trường còn hạn chế và lúng túng, đồng thời đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục phải có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung. Bản chất của chức năng tổ chức chính là thực hiện sự phân công lao động hợp lý, để phát huy cao nhất khả năng của nguồn nhân lực nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu chung.
Để đánh giá được thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, tác giả sử dụng câu hỏi, qua xử lý kết quả được thể hiện tại bảng, như sau:
Bảng 2.17. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Mức độ thƣờng xuyên (N=60
Mức độ thực hiện (N=60
X TB X TB
Nội dung GD được lựa chọn phù hợp với mục tiêu (cho phép hình thành các phẩm chất theo chuẩn HĐGD)
2.87 5 3.15 4
Nội dung GD đảm bảo tính chính xác về khoa
học, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao 3.05 3 2.12 5
Nội dung GD được cụ thể hóa thành chương trình,
kế hoạch HĐGDPNBLHĐ 3.16 2 3.53 2
Chương trình, ND HĐGDPNBLHĐ được rà soát điều chỉnh theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu GD đã điều chỉnh
3.03 4 3.27 3
Giáo án, tài liệu GD được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, NDGD
3.70 1 3.67 1
Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nội dung, chương trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS trong nhà trường được đánh giá ở 2 mức độ là mức độ thường
xuyên với kết quả đánh giá với =2.87 đến 3.70 trong đó mức độ thực hiện chỉ đạt
mức độ từ 2.12 đến 3.67. Cụ thể từng nội dung như sau:
Mức độ thường xuyên và mức độ thực hiện đều thực hiện khá ở tiêu chí “ Giáo
án, tài liệu GD được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, NDGD” (mức độ thường xuyên với =3.70 xếp thứ 1/5. Mức độ thực hiện với
=3.67 xếp thứ 1/5). Sau đó là tiêu chí, “Nội dung GD được cụ thể hóa thành chương
trình, kế hoạch HĐGDPNBLHĐ” (mức độ thường xuyên với =3.16 xếp thứ 2/5.
Mức độ thực hiện với =3.53 xếp thứ 3/5).
Tuy nhiên, mức độ thường xuyên ở “Nội dung GD được lựa chọn phù hợp với
mục tiêu cho phép hình thành các phẩm chất theo chuẩn HĐGD” với điểm là
=2.87; mức độ thực hiện “Nội dung GD đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện
đại, mang tính thẩm mỹ cao” với điểm là =2.12 còn thấp.
Trên thực tế cho thấy Hiệu trưởng một số trường THPT chưa thực hiện tốt việc quản lý triển khai nội dung HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS tại các trường THPT
X X X X X X X
ngay từ đầu các năm học. Qua tìm hiểu, nội dung HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS do nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng là chính, đôi khi không nhận được sự đồng thuận của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nên việc thực hiện gặp khó khăn. Hiệu trưởng cũng đã có sự chỉ đạo nội dung HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS song chỉ đạo nội dung thực hiện chưa rõ ràng. Một hạn chế nữa là nội dung HĐGD phòng ngừa BLHĐ còn chung chung, dàn trải, lẫn lộn trong quá trình thực hiện. Giáo viên vừa giảng dạy vừa điều chỉnh cho phù hợp với học sinh vì việc đánh giá, rà soát điều chỉnh nội dung GD phòng ngừa BLHĐ cho HS của nhà trường cho phù hợp các trường chưa quan tâm đúng mức.
Từ những đánh giá trên, cho thấy rằng hiệu quả quản lý các nội dung của HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS là chưa cao và chưa đạt yêu cầu đề ra. Các trường THPT cần quan tâm, đầu tư đối với các nội dung của HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS.
2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ngừa BLHĐ
Quản lý hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục BLHĐ là quá trình điều hành, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trên cơ sở nguồn lực đã được sắp xếp, bố trí. Kết quả thực trạng quản lý về hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ được trình bày qua bảng như sau:
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Quản lý hình thức, phƣơng pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ Mức độ thƣờng xuyên (N=60 Mức độ thực hiện (N=60 X TB X TB Hướng dẫn GV lựa chọn PP/HTTC HĐGD phù hợp nội dung GD 3.44 2 3.34 2 Chỉ đạo GV và HS sử dụng đa dạng các PPGD, hình thức tổ chức GD tích cực; chủ động thực hành đổi mới PPDH/HTTC HĐGD 2.83 5 3.04 4
PP/HTTC HĐGD của GV hướng đến giáo dục học
sinh PP tự rèn luyện 3.45 1 3.40 1
GV lựa chọn PPDH/HTTC HĐGD tính đến đặc
điểm của học sinh/nhóm HS 3.34 4 3.15 3
Các PPDH/HTTC HĐGD được lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của nhà trường và cộng đồng (CSVC, thiết bị, Môi trường GD)
Bảng khảo sát cho chúng ta thấy, quản lý về hình thức, phương pháp hoạt động giáo
dục phòng ngừa BLHĐ được đánh giá vớimức độ thường xuyên được với 2.83 đến 3.45
trong đó mức độ thực hiện chỉ đạt mức độ từ 2.73 đến 3.40. Cụ thể từng nội dung như sau:
Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là: Phương pháp/hình thức tổ chức
HĐGD của GV hướng đến giáo dục học sinh PP tự rèn luyện có ĐTB=3.45 (với kết quả thực hiện cũng sếp tiêu chí 1/5 được đánh giá cao nhất. Ở mức độ thực hiện được đánh giá với ĐTB=3.40).
Tuy nhiên, mức độ thường xuyên ở nội dung “Chỉ đạo GV và HS sử dụng đa
dạng các PPGD, hình thức tổ chức GD tích cực; chủ động thực hành đổi mới PPDH/HTTC HĐGD” chỉ dừng ở mức điểm trung bình là 2.83; mức độ thực hiện với
nội dung “Các PPDH/HTTC HĐGD được lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của
nhà trường và cộng đồng (CSVC, thiết bị, Môi trường GD)” với điểm đạt được 2.73 Quản lý các hình thức tổ chức HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS bước đầu đã được các nhà trường triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc quản lý là chưa toàn diện, chỉ mới tập trung quản lý các hình thức tổ chức trong nhà trường chưa chú trọng đến quản lý các hình thức phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS. Vì vậy, các trường THPT cần chú trọng, tăng cường quản lý các hình thức tổ chức của HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho HS, nhất là công tác quản lý các hình thức phối hợp để tổ chức hoạt động.
Tìm hiểu về đánh giá của phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường để hoạt động giáo dục PNBLHĐ qua ý kiến của 20 phụ huynh thuộc 2 trường cho thấy:
Bảng 2.19. Thực trạng sự tham gia của phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường để hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ
STT Tiêu chí đánh giá Số
lƣợng
Tỷ lệ lựa chọn
1 Chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu,
nội dung học tập 11 55
2 Tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. 9 45
3 Thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để biết tình
hình học tập của con em mình. 18 90
4 Nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường
trong việc giáo dục 12 60
5 Đôn đốc, thúc giục con em học tập 13 65
6 Thực hiện tốt các công việc của Hội phụ huynh phân
công để hỗ trợ nhà trường. 10 50
7 Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và đóng
góp ý kiến xây dựng nhà trường. 16 80
8 Thực hiện tốt các công việc của Ban đại diện cha, mẹ
học sinh phân công để hỗ trợ nhà trường. 13 65
Kết quả khảo sát cho thấy: Nội dung PHHS đã tích cực phối hợp với Nhà
trường để hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong việc “Thường xuyên gặp gỡ
giáo viên chủ nhiệm để biết tình hình học tập của con em mình” với 90% và nội dung “Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường” với 80%. Trong đó, việc Chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung học tập; Thực hiện tốt các công việc của Ban đại diện phân công để hỗ trợ nhà trường còn hạn chế.
Tuy vậy, việc: Chỉ đạo GV và HS sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học ,
hình thức tổ chức giáo dục tích cực; chủ động thực hành đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; GV lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tính đến đặc điểm của học sinh/nhóm HS....còn bấp cập. Tóm lại, trong giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, quản lý phương pháp, hình thức thực hiện các nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động này. Những vấn đề nêu trên đòi hỏi nhà trường khi thực hiện công tác chỉ đạo giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS cần bám sát hơn nữa khâu xây dựng phát triển chương trình với các phương pháp tiếp cận đổi mới hơn, phù hợp hơn với xu hướng giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay như: Nhà trường cần phải tăng cường phối hợp với các bên liên quan trong xây dựng giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, xây dựng quy trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS một cách khoa học và hoàn thiện mục tiêu của giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS … vì công tác chỉ đạo không những quan trọng mà còn là khâu then chốt khẳng định được kết quả của quá trình quản lý.
2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ngừa BLHĐ
Kiểm tra, đánh giá luôn là khâu quan trọng đối với mọi hoạt động giáo dục. Theo đó, hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cũng không ngoại lệ. Đây là giải pháp tác động trực tiếp vào những điều kiện, quy trình, nội dung chi tiết công tác quản lý và thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS trong trường. Hiện nay, Bộ GD&ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo