Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 60 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừaBLHĐ

Quản lý việc xác định mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT là quá trình xây dựng, dự kiến tổng thể các nội dung, yêu cầu, điều kiện đảm bảo để xây dựng, biên soạn, thẩm định, đánh giá và đưa giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT phù hợp với tính đặc thù của học sinh ở các trường THPT vào thực tiễn dạy học. Để tìm hiểu mức độ lập kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Trà Bồng, chúng tôi khảo sát 6 CBQL, 54 GV thuộc 2 trường THPT. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng như sau

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Mức độ thƣờng xuyên (N=60 Mức độ thực hiện (N=60 X TB X TB

Mục tiêu hoạt động giáo dục được xây dựng phù

hợp MT giáo dục chung (chuẩn KT KN TĐ) 4.10 3 3.06 4

Mục tiêu được toàn thể GV, HS, LLGD hiểu đúng,

thực hiện triệt để 4.23 1 3.82 1

Mục tiêu GD được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học

4.16 2 3.66 2

Mục tiêu GD (đã được cụ thể hóa) đã đặt ra được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của hoạt động GD

3.93 5 3.21 3

Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Trà Bồng được đánh giá trên 2 mức độ là mức độ thường xuyên với ĐTB từ 3.93 đến 4.23 và mức độ thực hiện với ĐTB từ 2.90 đến 3.82, ở mức độ trung bình khá (Min=1, Min=5). Cụ thể như sau:

Mức độ thường xuyên: Nhà trường đã làm tốt khâu “Mục tiêu được toàn thể

GV, HS, LLGD hiểu đúng, thực hiện triệt để” với ĐTB= 4.23 qua đây cũng cho thấy rõ rằng việc thành bại trong quản lý là việc xác định nội dung giáo dục phải

đúng trọng tâm. Bên cạnh đó là: “Mục tiêu GD được định kỳ rà soát và điều chỉnh

phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học” có ĐTB=4.16 cho thấy công tác tổ chức thảo luận, thống nhất dự thảo về kế hoạch giáo dục BLHĐ cho học sinh cũng không kém phần quan trọng nói lên rằng nếu kế hoạch đưa ra được hội đồng bàn bạc kỹ, xây dựng kỹ thì triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, một số nội dung còn hạn chế như: Mục tiêu GD (đã được cụ thể hóa)

đã đặt ra được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của hoạt động GD; Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá

Tại mức độ thực hiện xếp hạng các tiêu chí cũng tương đồng với mức độ thường xuyên nhưng điểm trung bình ở mức độ thấp hơn từ 2.90 đến 3.82..

Điều đó cho thấy, lãnh đạo Nhà trường mới chỉ quan tâm đến việc lập kế hoạch “sao cho có” và chưa thực sự huy động, sát sao, kiểm soát thực hiện kế hoạch đó như thế nào, hiệu quả ra sao, và chưa xác định tính khả thi của kế hoạch.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, việc xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS còn nhiều yếu kém. Điều đó giải thích tại sao thực trạng giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở các nhà trường còn hạn chế và lúng túng, đồng thời đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục phải có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)