Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhận thức là cơ sở của hành động, có nhận thức đúng đắn thì sẽ chỉ đạo và định hướng hoạt động thực tiễn đúng đắn và có cơ sở khoa học. Để quản lý tốt hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh tại các trường THPT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nhất thiết các cấp quản lý phải tổ chức giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh về nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua việc lồng ghép nội dung vào các môn học, các hoạt động ngoại khoá…

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động, tự giác, chủ động trong công việc cho CBQL, GV, PHHS, các lực lượng ở cộng đồng xã hội và

chính HS của các nhà trường là điều kiện quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.

Thông qua giáo dục, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, làm cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, GV, HS nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý và tổ chức các HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho học sinh thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động sinh hoạt cũng như các hoạt động ngoại khoá giúp cho các lực lượng giáo dục thấy được tầm quan trọng của giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, phẩm chất nhân cách của học sinh trong quá trình học tập tại trường THPT.

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về sự cần thiết phải GD phòng ngừa BLHĐ để giúp cho mọi người hiểu đúng và đầy đủ về hoạt động giáo phòng ngừa BLHĐ cho HS trong nhà trường hiện nay để tạo sự nhất trí, đồng thuận trong quá trình thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động.

Biện pháp này nhằm làm cho các thành viên trong nhà trường, tùy theo vị trí việc làm được giao, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để họ có ý thức trách nhiệm cao hơn. Từ đó, giúp cho các CBQL, GV, các lực lượng giáo dục trong nhà trường có sự quan tâm đầu tư cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đối với CBQL nhà trường, phải quán triệt và nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi về mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.

Đối với đội ngũ GV, vừa là nhà tổ chức, vừa là thành viên tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Nhân cách của người GV có vai trò cực kỳ quan trọng trong giáo dục HS, nhất là phòng ngừa BLHĐ. Lời nói, hành động nêu gương, sự thuyết phục, cảm hoá và sự tự rèn luyện của người giáo viên luôn tác động đến HS. Học sinh ở trường THPT đang ở lứa tuổi thanh niên, lứa tuổi có sự phát triển mạnh về tâm, sinh lý, học sinh có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm, nên cần được định hướng từ người giáo viên.

Người giáo viên cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong giáo dục học sinh, bởi phẩm chất nhân cách và trí tuệ tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng, giúp giáo viên tác động có hiệu quả tới học sinh. Để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh thông qua lồng nghép vào nội dung dạy học trên lớp, sinh hoạt tập thể, dã ngoại hay

các hoạt động khác, người giáo viên cần được bồi dưỡng, hoàn thiện chính bản thân mình về lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, qua đó tạo niềm tin, uy tín trước học sinh và PHHS.

Đối với học sinh, các em là lứa tuổi thanh niên là chủ yếu, mọi suy nghĩ, hành động chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ bởi ý thức. Do vậy, CBQL, GV, cán bộ đoàn, và PHHS cần giáo dục cho HS thấy rõ vai trò của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong sinh hoạt hằng ngày, làm cho học sinh tự nguyện chấp nhận những yêu cầu của nhà giáo dục để từng bước lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, trang bị dần những thao tác đối phó với những thách thức của cuộc sống.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức không phải một mục đích đơn lẻ của biện pháp quản lý. Nó phải được chú ý thường trực trong mọi biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Vì vậy, trong mọi hoạt động quản lý đều phải chú ý nâng cao nhận thức cho đội ngũ, cho các lực lượng xã hội về công tác giáo dục nói chung, trong đó có hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

- Hiệu trưởng các trường THPT quán triệt về tầm quan trọng hoạt động giáo dục

phòng ngừa BLHĐ cho HS thông qua các buổi sinh hoạt, trong các cuộc họp, hội nghị. - Tăng cường phổ biến, tuyên truyền để tất cả CBQL, GV, HS nhận thức rõ vai trò vị trí của mình trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, để từ đó họ tự giác, tích cực tham gia có hiệu quả trong các hoạt động do Sở GD&ĐT và nhà trường tổ chức.

- CBQL nhà trường phải tự giác, tích cực tìm hiểu và nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của các bộ, ngành và các cấp quản lý về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

- Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS cần phải được kế hoạch hóa cụ thể và phải được nhìn nhận là một trong những HĐGD trọng tâm của nhà trường. Có như thế thì các trường THPT mới có định hướng đúng đắn trong việc tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường.

- Tổ chức cho GV của trường được phân công phụ trách hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS được học tập về các văn bản có liên quan đến hoạt động này, từ đó nhân rộng đến toàn thể đội ngũ nhằm thu hút toàn trường tham gia, quan tâm và hưởng ứng thực hiện theo.

- Tổ chức thi, tham gia các hội thi do các cấp tổ chức nhất là Hội thi về phòng ngừa BLHĐ, vẽ tranh cổ động, các HĐGD kỹ năng để từ các hoạt động đó giúp cho GV hiểu biết về cách tổ chức và có thể quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ

cho HS.

- Chỉ đạo GV thường xuyên đổi mới, nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, đưa nội dung tuyên truyền, hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS vào chương trình chính khóa, môn giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt đoàn ở trường.

- Tổ chức các buổi trao đổi tọa đàm về vai trò trách nhiệm của HS trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thông qua các buổi tuyên truyền và gắn với việc phát động toàn trường tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

- Thông qua các diễn đàn, hội thảo, đánh giá sơ kết, tổng kết các hoạt động, nhà trường tổ chức cho đội ngũ GV học tập nghiêm túc về mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, nhằm giúp họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này.

- Tuyên truyền về tình hình BLHĐ và nhu cầu từ phía học sinh, PHHS, nhất là các biện pháp phòng ngừa. Thông tin sâu rộng những sản phẩm của chương trình qua thông tin đại chúng đã được phát ở các kênh truyền thông từ Trung ương, tỉnh trên kênh thông tin đại chúng của địa phương. Đồng thời, cần tăng cường phối hợp tuyên truyền giáo dục bằng panô, áp phích, tờ rơi.

- p dụng hình thức tổ chức phù hợp sinh hoạt chuyên đề, hội nghị với chủ đề: Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS hiện nay và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở các trường THPT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng ngãi. Với sự tham gia của CBQL, GV nhằm nêu lên những thuận lợi, khó khăn, của CBQL, GV, HS ở các trường.

- Đối với học sinh, thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp ở từng khối lớp, các buổi tọa đàm, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm thảo luận chuyên đề, khuyến khích các em tự bộc lộ, tự tranh luận. Nhà trường, GVCN cần gắn hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS với những vấn đề thời sự nóng, cấp thiết của trường, của địa phương, tránh lí luận và xa rời thực tế, cần đi vào tâm tư nguyện vọng của học sinh về vấn đề hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS hiện nay.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cũng như các thành viên nhà trường phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nắm rõ đối tượng cần tuyên truyền, từ đó đề ra nội dung và cách thức tuyên truyền.

- Phải có sự thống nhất trong công tác chỉ đạo từ Chi bộ đến Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; làm tốt công tác phối hợp với các LLGD ngoài nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường; tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí, các nguồn lực khác trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền.

- Cử các GV có năng lực, kinh nghiệm và uy tín tham gia công tác tuyên truyền, phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu và phương tiện để phục vụ tốt công tác tuyên truyền; lựa chọn thời điểm tuyên truyền hợp lí (đối với HS cần tuyên truyền thường xuyên, đối với PHHS cần tuyên truyền vào đầu năm học, giữa năm học – thông qua các cuộc họp phụ huynh, đối với các ban ngành, đoàn thể địa phương thông qua các buổi giao ban…).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 83)