Thảo luận kết quả nghiên cứu theo quan điểm đánh giá của hành khách

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 138 - 144)

1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

6. Kết cấu của luận án

3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN

3.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu theo quan điểm đánh giá của hành khách

3.4.3.1. Thảo luận kết quả đánh giá của hành khách về hoạt động vận tải xe buýt

Qua đánh giá của hành khách về HQHĐVTXB tại TTH cho thấy, nhân tố Chi phí tác động mạnh nhất, nhân tố Trợ giá tác động yếu nhất đến Hiệu quả và nhân tố CLCN tác động trung dung đến Hiệu quả. Điều này cho thấy, kết quả phù hợp và có tính tƣơng đồng cao với các nghiên cứu của J. Hahn, H. Kim, S. Kho [76]; K.Zhang, Y. Xu, J. Sun [78]; G. Samet, E. Coskun [72]. Ngoài ra, để biết đƣợc mức độ hiệu quả, xác định tính tƣơng đồng, nghiên cứu còn kiểm định mức độ trung bình, đƣợc thể hiện tại bảng 3.55.

Về Tính tin cậy: Đƣợc đánh giá từ mức không hài lòng đến khá hài lòng (2,97 3,33), điều đó chứng tỏ rằng hành khách chƣa thực sự tin tƣởng về việc thực hiện biểu đồ xe chạy, về thời gian xe đến và đi từ các trạm, dừng, đỗ, đón trả khách đúng quy định… nên chƣa khuyến khích nhu cầu sử dụng xe buýt của ngƣời dân.

Về Mức độ đồng cảm: Đƣợc đánh giá từ mức khá hài lòng đến hài lòng (3,20 - 3,94), điều đó chứng tỏ rằng hành khách đã đƣợc tôn trọng khi sử dụng xe buýt. Đặc biệt xe buýt đã có chính sách ƣu tiên cho ngƣời già, ngƣời tàn tật và trẻ em, đồng thời đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu phƣơng tiện cá nhân, ùn tắt và tai nạn giao thông.

- Về Mức độ đáp ứng: Đƣợc đánh giá từ mức khá hài lòng đến hài lòng (2,74 - 3,87), điều đó chứng tỏ rằng dịch vụ xe buýt đã đáp ứng đƣợc nhu cầu, bố trí các trạm lên, xuống, điểm dừng, đỗ thuận tiện. Đặc biệt là các tuyến đã kết nối đƣợc trung tâm thành phố Huế đến các huyện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trong việc đi lại.

Về Phương tiện hữu hình: Đƣợc đánh giá thấp, từ mức không hài lòng đến khá

hài lòng (2,70 - 2,98), điều đó chứng tỏ rằng số lƣợng và chất lƣợng của phƣơng tiện chƣa cao, chƣa có hệ thống kiểm soát vé tự động, chƣa bố trí bảng thông tin điện tử để hành khách dễ nhận diện, hệ thống âm thanh tự động thông báo điểm dừng, đỗ để hành khách lên xuống, wifi chƣa đƣợc trang bị, đặc biệt là trạm trung chuyển chƣa có, nhà chờ, trạm dừng chƣa đủ số lƣợng, chƣa đƣợc vệ sinh sạch sẽ.

- Về Mức độ đảm bảo: Đƣợc đánh giá từ mức hài lòng đến rất hài lòng (3,02 - 4,07), điều đó chứng tỏ rằng sử dụng xe buýt là rất an toàn, đặc biệt là lái xe đã chấp hành tốt luật GTĐB và góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắt giao thông.

Bảng 3.55. Đánh giá của hành khách về hoạt động vận tải xe buýt Nhân tố Chỉ số trung bình đánh giá

Cở mẫu Tối thiểu Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn Tính tin TTC1 350 1 5 2,97 0,940 TTC2 350 1 5 3,33 0,913 cậy TTC3 350 1 5 3,12 1,051 (TTC) TTC4 350 1 5 3,23 1,096 Mức độ MĐĐC1 350 1 5 3,20 0,791 MĐĐC2 350 1 5 3,69 0,986 đồng cảm MĐĐC3 350 1 5 3,56 0,949 (MĐĐC) MĐĐC4 350 1 5 3,94 0,927 Mức độ MĐĐƢ1 350 2 5 3,45 0,891 MĐĐƢ2 350 1 5 2,92 0,815 đáp ứng MĐĐƢ3 350 1 5 2,97 0,881 (MĐĐƢ) MĐĐƢ4 350 1 5 2,74 0,790 MĐĐƢ5 350 2 5 3,87 0,968 Phƣơng PTHH1 350 1 5 2,90 0,901 tiện hữu PTHH2 350 1 5 2,70 0,885 hình PTHH3 350 1 5 2,98 0,899 (PTHH) PTHH4 350 1 5 2,83 0,943 MĐĐB1 350 1 5 3,02 0,870 Mức độ MĐĐB2 350 1 5 3,87 0,728 đảm bảo MĐĐB3 350 1 5 3,19 1,026 (MĐĐB) MĐĐB4 350 1 5 4,00 0,814 MĐĐB5 350 2 5 4,07 0,673 TG1 350 1 5 3,61 1,130 Trợ giá TG2 350 1 5 3,40 1,007 TG3 350 1 5 3,27 0,950 (TG) TG4 350 1 5 2,91 1,038 Chất lƣợng CLCN1 350 2 5 3,80 0,865 cảm nhận CLCN2 350 2 5 3,95 0,937 (CLCN) CLCN3 350 2 5 3,55 0,887 Chi phí CP1 350 1 5 4,21 0,969 CP2 350 1 5 3,84 0,968 (CP) CP3 350 1 5 3,80 1,010 Hiệu quả HLHQ1 350 2 5 3,98 1,001 HLHQ2 350 1 5 3,58 1,154 (HQ) HLHQ3 350 1 5 3,53 1,162

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu năm 2017)

Về Trợ giá: Đƣợc đánh giá từ mức khá hài lòng đến hài lòng (2,91 - 3,61), điều đó chứng tỏ rằng việc trợ giá nhƣ hiện nay của chính quyền địa phƣơng là phù

hợp, đã góp phần khuyến khích nhu cầu sử dụng xe buýt của ngƣời dân, tạo đƣợc động lực cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe buýt phát triển.

Về Chất lượng cảm nhận: Đƣợc đánh giá ở mức khá hài lòng đến hài lòng

(3,55 - 3,95), chứng tỏ rằng chất lƣợng dịch vụ vận tải xe buýt đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng xe buýt và sự mong đợi của mọi ngƣời.

Về Chi phí: Đƣợc đánh giá từ mức hài lòng đến rất hài lòng (3,80 - 4,21), điều đó chứng tỏ rằng chi phí sử dụng xe buýt thấp hơn nhiều so với sử dụng các phƣơng tiện khác, đáp ứng đƣợc đông đảo nhu cầu, phù hợp với thu nhập của ngƣời dân, đặc biệt là HSSV, công nhân và ngƣời có thu nhập thấp.

Về hiệu quả: Đƣợc đánh giá ở mức khá hiệu quả đến hiệu quả (3,58 - 3,98), chứng tỏ rằng hành khách cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ xe buýt, bởi nó đã mang lại cảm giác an toàn, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhƣ mong đợi.

Nhƣ vậy, qua đánh giá của hành khách cho thấy, chi phí sử dụng xe buýt đƣợc hành khách đánh giá cao nhất (3,80 - 4,21), Phƣơng tiện hữu hình đƣợc đánh giá thấp nhất (2,70 - 2,98), các nhân tố còn lại đƣợc hành khách đánh giá ở mức độ trung dung từ khá hài lòng đến hài lòng. So với các nghiên cứu trƣớc đây về chất lƣợng dịch vụ vận tải xe buýt và hiệu quả hoạt động VTHKCC của một số tác giả trong nƣớc nhƣ: Nguyễn Thị Hồng Mai [45]; Hoàng Thị Hồng Lê [43]; Đỗ Hữu Nghị, Nguyễn Minh Tân, Phạm Nhƣ Đức (2015)… kết quả nghiên cứu rất tƣơng đồng bởi trình độ dân trí, an sinh xã hội, điều kiện phát triển KTXH của các địa phƣơng, đặc biệt là hệ thống pháp luật là có tính đồng nhất. Tuy nhiên, về phƣơng tiện hữu hình đƣợc hành khách đánh giá thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Mai [45]; Hoàng Thị Hồng Lê [43]. Đối với nghiên ngoài nƣớc của: E.Berhan, B Beshah, D Kitaw [66]; Eshetie Berhan [67]; John Preston, David A. Hensher and Ruth Steel [74], thì kết quả nghiên cứu cũng tƣơng tự. Vì vậy, để nâng cao HQHĐVTXB tại TTH theo quan điểm của hành khách, đòi hỏi các doanh nghiệp cần qua tâm hơn nữa đến việc nâng cao yếu tố Phƣơng tiện hữu hình và Tính tin cậy, nếu đáp ứng tốt các yếu tố này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp và địa phƣơng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải xe buýt trong thời gian tới.

3.4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu theo đánh giá của CBQL - NV, hành khách về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐVTXB tại Thừa Thiên Huế

Để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, luận án đã đề xuất tám nhóm nhân tố. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của các nhân

tố đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt đã chỉ ra rằng cả tám nhóm nhân tố đều có ảnh hƣởng đến HQHĐVTXB, điều đó đã phản ảnh đúng thực trạng hệ thống vận tải xe buýt tại TTH, đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.56. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt

Biến Kết quả và mức độ Kết quả TT nghiên Giả thuyết nghiên cứu tác động

nghiên cứu

cứu H. khách CBQL-NV

H1 TTC H0: tác động cùng chiều với CLCN + 0,61 + 0,24 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với CLCN Chấp nhận H0

H2 MĐĐC H0: tác động cùng chiều với CLCN + 0,94 + 0,38 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với CLCN Chấp nhận H0

H3 MĐĐƢ H0: tác động cùng chiều với CLCN + 0,44 + 0,53 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với CLCN Chấp nhận H0

H4 PTHH H0: tác động cùng chiều với CLCN + 0,58 + 0,75 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với CLCN Chấp nhận H0

H5 MĐĐB H0: tác động cùng chiều với CLCN + 0,11 + 0,39 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với CLCN Chấp nhận H0

H6 TG H0: tác động cùng chiều với HQ + 0,66 + 0,36 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với HQ Chấp nhận H0

H7 CLCN H0: tác động cùng chiều với HQ + 0,68 + 0,54 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với HQ Chấp nhận H0

H8 CP H0: tác động cùng chiều với HQ + 0,79 + 0,61 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với HQ Chấp nhận H0

H9 ĐT H0: tác động cùng chiều với HQ - + 0,74 Cùng chiều

H1: tác động nghịch chiều với HQ Chấp nhận H0

- HQ - + 0,87 + 0,27 -

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu năm 2017)

Thứ nhất, yếu tố Mức độ đồng cảm tác động mạnh, cùng chiều với CLCN và HQHĐVTXB, bởi có nhiều nguyên nhân nhƣ chất lƣợng xe buýt bị xuống cấp, thái độ phục vụ của nhân viên chƣa chuyên nghiệp, hạ tầng giao thông chƣa khuyến khích phát triển vận tải xe buýt; thời gian chuyến đi của hành khách ngày càng bị kéo dài.

Bên cạnh đó, đối với trạm dừng nhà chờ chƣa thuận lợi, phù hợp cho việc kết nối mạng, chuyển tuyến, nhà chờ chƣa đƣợc bố trí hợp lý, trạm dừng bị chiếm dụng, làm cho xe ra vào trạm gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến sự an toàn của hành khách cũng nhƣ gây cản trở cho các phƣơng tiện khác.

Thứ hai, Chi phí tác động mạnh, cùng chiều với CLCN và HQHĐVTXB. Xuất phát từ các đặc trƣng của hoạt động vận tải xe buýt nên yếu tố chi phí đƣợc hành khách đặc biệt quan tâm. Mặt khác, để khuyến khích nhu cầu và thu hút ngày càng nhiều hơn số ngƣời tham gia sử dụng xe buýt đòi hỏi Nhà nƣớc, doanh nghiệp phải đầu tƣ phƣơng tiện, trang thiết bị, hệ thống cơ sở hạ tầng, chi phí khai thác, vận hành…bởi các chi phí này thƣờng vƣợt quá doanh thu của doanh nghiệp (do giá vé bị khống chế để đảm bảo tính chất phục vụ của dịch vụ công). Do đó, các đơn vị vận tải có xu hƣớng giảm tần suất chạy xe trên các tuyến để nâng cao hiệu suất hoạt động của phƣơng tiện. Tuy nhiên việc làm này lại làm tăng thời gian giãn cách giữa hai chuyến xe (tăng thời gian chờ đợi của hành khách) và chất lƣợng dịch vụ thấp, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đi lại của hành khách, làm cho hành khách ngại sử dụng xe buýt.

Thứ ba, yếu tố Trợ giá tác động mạnh, cùng chiều với CLCN và HQHĐVTXB, bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của hành khách thì mức độ trợ giá ảnh hƣởng không lớn, bởi hành khách mong muốn khi sử dụng dịch vụ xe buýt họ quan tâm chất lƣợng dịch vụ nhiều hơn là mức độ trợ giá.

Mặc dù các nhân tố đều tác động cùng chiều đến CLCN và HQHĐVTXB, tuy nhiên nhân tố MĐĐB tác động yếu nhất đến CLCN. Thực tế cho thấy, hoạt động vận tải xe buýt tại TTH chƣa góp phần cải thiện ùn tắt giao thông và giảm phƣơng tiện cá nhân, bởi mức độ kẹt xe tại TTH rất ít xảy ra do dân số không lớn nhƣ một số thành phố khác. Ngoài ra, lái xe an toàn và chấp hành đúng luật GTĐB là trách nhiệm của lái xe đối với doanh nghiệp, cộng đồng xã hội mà bản thân ngƣời lái xe phải thực hiện. Do đó, nhân tố MĐĐB tác động yếu đến CLCN, điều này trái ngƣợc với kết quả nghiên cứu của các tác giả Korattyswaroopam, Nisha [77]; John Preston et al [74]; E Berhan et al [66], bởi theo các nghiên cứu này, cần thỏa mãn lợi ích của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và hành khách, đặc biệt cần quan tâm đến lợi của hành khách. Do hành khách là ngƣời sử dụng và thụ hƣởng dịch vụ, cho nên doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu và mong đợi, tôn trọng và chăm sóc hành khách một cách chuyên nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã trình bày các kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt. Kết quả cho thấy, thực trạng hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế đƣợc phân tích cụ thể thông qua phân tích thống kê mô tả, phân tích đa chỉ tiêu (MCA), phân tích lợi ích - chi phí (BCA), phân tích tài chính (FSA). Qua đó, đã làm sáng tỏ đƣợc thực trạng cũng nhƣ so sánh mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp nhận đƣợc từ HĐKD xe buýt; mức độ lợi ích của hành khách khi sử dụng xe buýt so với các loại phƣơng tiện khác.

So với các phƣơng tiện khác, mức độ an toàn; mức độ an ninh, trật tự là cao nhất; chi phí xử lý khí thải; chi phí sử dụng xe buýt; mức độ ô nhiễm môi trƣờng không khí thấp nhất. Cơ cấu nguồn vốn cho xe buýt tại TTH chƣa thật sự đảm bảo bền vững, bởi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với vốn vay (chỉ đạt 15,20%), do áp lực trả nợ vốn vay làm cho hiệu quả của các doanh nghiệp giảm.

Các thang đo, các nhân tố ảnh hƣởng đến CLCN, HQ; thang đo về mối quan hệ tƣơng quan giữa CLCN với HQHĐVTXB đƣợc kiểm định và đáp ứng tốt các yêu cầu phân tích EFA, phân tích CFA và mô hình SEM.

Đã xác định đƣợc xu hƣớng tác động của các nhân tố cấu thành CLCN và nhân tố ảnh hƣởng đến Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt đƣợc kiểm định qua mô hình SEM dƣới 2 góc độ: CLCN và HQ dựa trên cơ sở phân tích mô hình SEM tổng quát về Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế.

Từ các CBQL - NV và hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt đều cho rằng: Nhân tố CLCN vụ vận tải xe buýt đƣợc cấu thành trên cơ sở các thành phần nhƣ MĐĐƢ, PTHH, MĐĐC, TTC, MĐĐB; nhân tố HQ bị tác động bởi các thành phần nhƣ: ĐT, TG, CP, CLCN. Trong đó, các biến độc lập tƣơng quan và tác động cùng chiều đến CLCN và Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt. Các giả thuyết đƣa ra để kiểm định trong mô hình đều đƣợc chấp nhận. Qua đó xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến CLCN dịch vụ vận tải xe buýt; Sự ảnh hƣởng của CLCN đến HQHĐVTXB và mối quan hệ đồng biến giữa CLCN và HQHĐVTXB tại Thừa Thiên Huế.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THỪA

THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 138 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w