1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
6. Kết cấu của luận án
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
2.1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả
Tùy thuộc vào điều kiện KTXH, mục đích nghiên cứu của từng ngành, địa phƣơng, quốc gia về một lĩnh vực mà có các quan điểm khác nhau về hiệu quả.
Nhà kinh tế học ngƣời Anh, Adam Smith, (Kinh tế thƣơng mại dịch vụ - NXB
Thống kê 1998), cho rằng:
Quan điểm thứ nhất, "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá", Theo quan điểm này, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD.
Quan điểm thứ hai: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí".
Quan điểm thứ ba: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó".
Quan điểm thứ tƣ: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp".
Quan điểm thứ năm: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu KTXH tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể".
(GS Đỗ Hoàng Toàn - Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp - NXB Thống kê, 1994).
Xuất phát từ luận điểm của triết học Mác – Lê Nin và những luận điểm của lý thuyết hệ thống: Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu đƣợc thẩm định bởi thị trƣờng, là tiêu chuẩn xác định phƣơng hƣớng hoạt động của doanh nghiệp. Từ khái niệm này có thể đƣa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là:
E
= KC (1) HayE = CK (2)
Trong đó: E là hiệu quả kinh doanh; C là chi phí yếu tố đầu vào; K là kết quả nhận đƣợc.
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vào đƣợc tính cho tổng số và riêng cho giá trị gia tăng. Công thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào đƣợc sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra. Công thức (2) đƣợc tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào.
Hiệu quả theo quan điểm truyền thống: Hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Hiệu quả theo quan điểm hiện đại: Hiệu quả phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố, cụ thể là: (i) Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: (ii) Yếu tố thời gian: đƣợc coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán hiệu quả; (iii) Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trƣờng: phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lƣợc tăng trƣởng và phát triển bền vững của các địa phƣơng và quốc gia.