1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
6. Kết cấu của luận án
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
2.3.5. Mục đích, nguyên tắc đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
So sánh giữa thực hiện và mục tiêu để điều chỉnh những giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển vận tải xe buýt.
Đánh giá việc thực hiện các quyết định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nắm bắt kịp thời thực trạng, kết quả hoạt động vận tải xe buýt, khắc phục những tồn tại, hoàn thành mục tiêu đề ra, giúp các nhà quản lý có cách nhìn và dự báo xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai [1],[27],[28].
* Nguyên tắc đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
Hoạt động vận tải xe buýt là lĩnh vực đặc thù. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động một cách khách quan và toàn diện cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
Đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên quan điểm hệ thống và hiệu quả KTXH tổng hợp.
Đảm bảo hài hòa mục đích và mục tiêu của mỗi chủ thể tham gia vào hệ thống vận tải xe buýt (Nhà nƣớc - doanh nghiệp - hành khách) [1],[27],[28].
Đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt, theo quan điểm phát triển.
2.3.6. Cách tiếp cận về nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
Để nâng cao hiệu quả vận tải xe buýt có các cách nhƣ sau [45]:
Gia tăng kết quả thu đƣợc ở đầu ra trên cơ sở giữ nguyên yếu tố đầu vào. Duy trì kết quả thu đƣợc trên cơ sở giảm các yếu tố đầu vào.
Gia tăng kết quả thu đƣợc ở đầu ra trên cơ sở giảm các yếu tố đầu vào và đây là con đƣờng hiệu quả nhất.
Nhƣ vậy, nâng cao hiệu quả gắn liền với việc thực hiện các giải pháp để gia tăng kết quả hoặc lợi ích thu về và giảm các hao phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả hoặc lợi ích đó (theo các chủ thể). Hoạt động vận tải xe buýt liên quan tới các chủ thể khác nhau trong quá trình tổ chức, thực hiện hoặc tham gia vào hoạt động. Vì vậy, luận án đi sâu nghiên cứu nâng cao hiệu quả (lợi ích) hoạt động vận tải xe buýt thông qua việc đánh giá trên quan điểm của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và hành khách sử dụng xe buýt.
2.3.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
2.3.7.1. HQHĐVTXB theo quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước
Nâng cao HQHĐVTXB theo quan điểm Nhà nƣớc là tìm ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giảm ô nhiễm môi trƣờng, giảm trợ giá, giảm các ƣu đãi cho các doanh nghiệp, thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao mức sống của ngƣời dân đồng thời gia tăng các lợi ích thu về [48]:
Các lợi ích về kinh tế: tiết kiệm chi phí đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng GTĐB, giảm trợ giá xe buýt.
Các lợi ích mang lại cho xã hội: giảm ùn tắt và tai nạn giao thông, làm thay đổi bộ mặt đô thị theo hƣớng văn minh, lịch sự, hiện đại.
Các lợi ích mang lại cho môi trƣờng: giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Kết quả đầu ra và các lợi ích Nhà nƣớc thu đƣợc liên quan trực tiếp đến khối lƣợng hành khách sử dụng dịch vụ. Khối lƣợng hành khách sử dụng dịch vụ càng cao tỷ lệ thuận với việc giảm phƣơng tiện cá nhân. Qua đó tiết kiệm chi phí đầu tƣ cho hạ tầng GTĐB và gia tăng mạnh mẽ lợi ích mang lại cho xã hội và môi trƣờng. Để đánh giá hiệu quả trên quan điểm của Nhà nƣớc có thể sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá
[26],[12],[38] (Phụ lục chương 2):
1- Lợi ích mang lại do tiết kiệm cơ sở hạ tầng trên 1 đồng chi phí 2- Lợi ích mang lại cho cộng đồng bình quân trên 1 đồng chi phí 3- Lợi ích mang lại cho môi trường tính bình quân trên 1 đồng chi phí 4- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại trong đô thị
5- Tổng chi phí bình quân trên 1 hành khách vận chuyển được 6- Mức trợ giá bình quân cho 1 hành khách vận chuyển được
Ngoài ra, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh vận tải xe buýt là loại hình kinh doanh có trợ giá của nhà nƣớc, do đó chƣa xem xét mức độ đóng góp của doanh nghiệp vào ngành và ngân sách nhà nƣớc.
2.3.7.2. HQHĐVTXB theo quan điểm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe buýt
Đánh giá HQHĐVTXB theo quan điểm của doanh nghiệp, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả, tính toán, đánh giá và phân tích tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, lao động bình quân, vốn đầu tƣ... và dự báo xu hƣớng trong thời gian tới, gồm:
Lựa chọn bố trí phƣơng tiện phù hợp hoạt động trên tuyến;
XD phƣơng án đầu tƣ phƣơng tiện, khấu hao và định mức tiêu hao nhiên liệu Xây dựng và tính toán chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phƣơng tiện; Định mức lao động hợp lý, khoa học góp phần tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp;
Xây dựng biểu đồ vận hành phù hợp với đặc điểm nhu cầu đi lại trên tuyến; Tổ chức tốt việc quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của xe trên tuyến; Áp dụng các công nghệ tiến tiến trong hoạt động tổ chức khai thác, quản lý điều hành hoạt động vận tải xe buýt là yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để giảm dần và tiến đến không phụ thuộc vào sự trợ giá xe buýt của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng nhằm thu hút ngày một nhiều hơn số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ, đồng thời cần tiết kiệm các khoản chi phí đầu vào để mang lại hiệu quả lớn hơn ở đầu ra. Có thể đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt thông qua các chỉ tiêu sau:
1- Hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào: (Phụ lục chương 2)
Hiệu suất sử dụng vốn; hiệu suất sử dụng chi phí; hiệu suất sử dụng lao động; hiệu quả sử dụng lao động; doanh thu từ hoạt động vận chuyển; thu từ trợ giá của nhà nƣớc; doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và các hoạt động khác.
2- Tỷ suất lợi nhuận các yếu tố đầu vào: (Phụ lục chương 2)
Do đặc thù của hoạt động vận tải xe buýt, nên để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất cần tối thiểu hóa chi phí vận hành [27],[45]. Vì vậy, ngoài đánh giá tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng vốn; tỷ suất lợi nhuận 1 đồng chi phí; tỷ suất lợi nhuận của một lao động. Để đánh giá HQHĐVTXB trong một thời kỳ nào đó, có thể sử dụng các chỉ tiêu:
3- Chi phí khai thác bình quân cho 1 hành khách
4- Chi phí khai thác tính bình quân cho 1 Km phương tiện hoạt động 5- Chi phí khai thác tính bình quân cho 1 giờ hoạt động của phương tiện 6- Lợi ích do tiết kiệm nhiên liệu khi hành khách sử dụng xe buýt
2.3.7.3. HQHĐVTXB Hiệu quả theo quan điểm của hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt
Để đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên quan điểm của hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt, đƣợc thể hiện qua các tiêu chí nhƣ: Sự thuận tiện và chất lƣợng dịch vụ hành khách đƣợc hƣởng; chi phí hợp lý; thời gian đi, đến và thời gian
chờ phù hợp; sự an toàn của dịch vụ mang lại. Nhƣ vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên quan điểm của hành khách tức là hành khách đƣợc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ tốt, với chi phí hợp lý, an toàn cũng nhƣ thời gian đi, đến và thời gian chờ phù hợp [48]. Có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
1- Thời gian chuyến đi từ nơi xuất phát đến đích
2- Chi phí tổng hợp cho một chuyến đi của hành khách
Chi phí này là chi phí bằng tiền trực tiếp cho chuyến đi, hao phí thời gian đi lại đƣợc quy đổi ra giá trị thông qua giá trị bình quân có thể tạo ra trong một giờ của hành khách cũng nhƣ hao phí năng lƣợng tính bằng tiền khi thực hiện chuyến đi.
3- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải xe buýt
Tính nhanh chóng kịp thời đánh giá thông qua chỉ tiêu tốc độ của hành khách đạt đƣợc khi đi từ nơi xuất phát đến đích.
Tính đảm bảo, an toàn và tin cậy: đƣợc đánh giá thông qua sức khỏe và an toàn cho hành khách trong chuyến đi, đảm bảo độ tin cậy theo thời gian biểu và biểu đồ vận hành mà đơn vị xe buýt đã xây dựng và công bố cho hành khách.
Tính thuận tiện - tiện nghi:
Trƣớc chuyến đi: địa điểm, phƣơng thức phân phối vé đến tay hành khách, sự đa dạng của cơ cấu vé, khả năng tiếp cận của hành khách với xe buýt;
Trong chuyến đi: chỗ ngồi, chỗ đứng, hệ số sử dụng trọng tải của phƣơng tiên, các thiết bị phụ trợ và dịch vụ bổ xung phục vụ hành khách; thuận tiện cho hành khách khi chuyển tuyến, chuyển tải: hệ số đổi chuyến, sự liên thông trên toàn mạng xe buýt trong đô thị, thời gian hoạt động của tuyến.
2.3.8. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
Tiêu chí hiệu quả của mạng lưới:
Tầng suất phục vụ: Là số chuyến xe buýt hoạt động trên tuyến trong một đơn vị thời gian, thƣờng đƣợc tính là giờ.
Tốc độ vận hành: Là tốc độ xe chạy trên tuyến, bao gồm thời gian xe dừng, đỗ và đón trả khách.
Độ tin cậy: Thể hiện tỷ lệ phần trăm đến bến cuối của xe buýt trên một tuyến trong phạm vi độ lệch thời gian cho phép (đƣợc tính bằng phút).
Độ an toàn: Đƣợc xác định bằng số ngƣời chết, bị thƣơng và thiệt hại tài sản trên 100 triệu HK x Km; HK x Km.
Năng suất: Là khối lƣợng đầu ra trên một đơn vị nguồn lực (HK x Km) đơn vị lao động, chi phí nhiên liệu.
Hiệu quả: Là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào trên cùng một đơn vị tính: (HK x
Tiêu chí mức độ phục vụ: Là sự đánh giá tổng thể các đặc tính của dịch vụ có ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng, mức độ phục vụ là yếu tố cơ bản trong việc thu hút hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt. Các yếu tố chính hình thành lên mức độ phục vụ có thể chia thành ba nhóm: kết quả thực hiện, chất lƣợng phục vụ và giá vé.
Tiêu chí tác động đến môi trường:
Các tác động ngắn hạn: Bao gồm mức độ ách tắt giao thông, mức độ ô nhiễm môi trƣờng về tiếng ồn và khí thải, tính mỹ quan dọc theo các tuyến xe buýt.
Các tác động dài hạn: Bao gồm các thay đổi về giá trị đất, các hoạt động kinh tế và môi trƣờng xã hội của đô thị.
* Tiêu chí chi phí:
Chi phí đầu tƣ: Là các chi phí để mua sắm phƣơng tiện, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí mua sắm trang thiết bị quản lý thông tin của mạng lƣới xe buýt… Đây là định phí mà nhà nƣớc cần phải tài trợ hoặc cho vay với lãi suất ƣu đãi, bởi việc hoàn vốn thƣờng kéo dài nhiều năm.
Chi phí quản lý điều hành: Là chi phí điều hành thƣờng xuyên mạng lƣới xe buýt. Đây là biến phí mà các doanh nghiệp xe buýt phải làm để hạ giá thành vận tải.
2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THỪA THIÊN HUẾ ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THỪA THIÊN HUẾ
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao HQHĐVTXB
2.4.1.1. Kinh nghiệm nâng cao HQHĐVTXB tại Daejeon - Hàn Quốc.
Hàn Quốc có những vùng kinh doanh xe buýt có lãi và có vùng kinh doanh thua lỗ. Để đảm bảo tính công bằng, Chính phủ đã đổi mới phƣơng thức bằng cách đấu thầu các tuyến xe buýt, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia VTHKCC, tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp. Công việc điều tiết mạng lƣới vận tải đô thị ở các vùng đƣợc Chính phủ giải quyết triệt để theo tính công bằng chung. Daejeon - Hàn Quốc là ví dụ tiêu biểu về một hệ thống giao thông công cộng rất thành công do một Hiệp hội các chủ sở hữu xe buýt tƣ nhân quản lý. Ngƣời ta đã chia thành phố ra thành 4 phần và có thể thu hút hàng 100 xe buýt phục
vụ. Các chủ sở hữu sẽ luân phiên phục vụ tại các vùng đó để cân bằng thu nhập. Có 20 tuyến phục vụ theo yêu cầu của Chính phủ và không có lãi, nhƣng các chủ sở hữu sẽ luân phiên đảm nhiệm nên sự thiệt hại của họ là nhƣ nhau [75],[76].
2.4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao HQHĐVTXB tại Calcutta - Ấn Độ.
Calcutta là thành phố điển hình cho sự so sánh giữa mạng lƣới xe buýt tƣ nhân và xe buýt công cộng. Với phƣơng thức đổi mới tổ chúc quản lý và điều hành hoạt động của mạng lƣới xe buýt mà truớc hết là quyền sở hữu. Calcutta - Ấn Độ đã khuyến khích thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia kinh doanh VTHKCC. Từ khi nghiệp đoàn vận tải Calcutta có sự khuyến khích bằng hỗ trợ về tài chính thì tỷ lệ xe buýt hoạt động đã tăng lên. Khoản tiền hỗ trợ chiếm khoảng 15% doanh thu, tức là khoảng 1 triệu USD/tháng. Sự thành công đƣợc đánh giá là lớn nhất của buýt tƣ nhân Calcutta chính là năng lực sản xuất lớn mà không cần một sự hỗ trợ về tài chính nào. Trong thực tế thì xe buýt tƣ nhân đã chiếm khoảng 70% thị trƣờng VTHKCC và giảm đáng kể nguồn vốn đầu tƣ cho giao thông công cộng của Chính phủ [77],[83].
2.4.1.3. Kinh nghiệm nâng cao HQHĐVTXB tại Sydney - Austraylia
Tại Sydney - Austraylia có hơn 2.000 xe buýt, trong đó 66% có điều hòa; 58% xe sàn thấp; 54% xe có chỗ lên xuống cho ngƣời khuyết tật; 34% xe sử dụng động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải Euro3; 15% đạt tiêu chuẩn khí thải Euro4. Doanh thu 582,3 m AUD/năm, Chi phí 587,1 m AUD/năm (đã tính cả tiền trợ giá vào doanh thu, phần hụt nhà nƣớc sẽ cấp bù vào năm tài chính sau), hợp đồng nhƣợng quyền khai thác 7 năm. Sydney có 300 tuyến xe bus và 708 tuyến bus học sinh (với 5.400 chuyến/tuần). Sản lƣợng xe buýt công hiện đạt 190-200 triệu lƣợt khách/năm, sản lƣợng xe buýt tƣ ngày càng tăng và hiện đạt 120-150 Mppa. Nhà chờ xe buýt, đƣợc thiết kế quay vào trong lề đƣờng giống nhƣ ở Nhật. Quảng cáo trên xe buýt, là một khoản thu khá lớn để hỗ trợ cho hoạt động xe buýt. Việc phân chia doanh thu giữa nhà nƣớc và tƣ nhân khá rõ ràng và hợp lý, tuỳ theo phƣơng tiện do chính phủ hay tƣ nhân đầu tƣ. Nếu xe do chính phủ đầu tƣ, nhà nƣớc thu 90%; còn nếu xe do tƣ nhân đầu tƣ, họ chỉ phải nộp thuế, phần còn lại là của doanh nghiệp; Về mô hình quản lý, thực hiện từng bƣớc và điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ, trƣớc là nhà nƣớc quản lý nay chuyển sang cho một doanh nghiệp quản lý, trung bình 1,5 lái xe/1xe, nếu cộng cả lực lƣợng gián tiếp, cũng chỉ đạt mức 1,8 ngƣời/xe; Về mức trợ giá thƣờng bằng 75% chi phí [84].
2.4.1.4. Kinh nghiệm nâng cao HQHĐVTXB tại Curitiba - Brazin
Hệ thống xe buýt tại Curitibacủa Brazil là phƣơng thức vận tải công cộng hiệu quả nhất. Xe buýt ở Curitiba có làn đƣờng dành riêng, trạm xe buýt đƣợc thiết kế kiểu hình ống với cửa quay, có lối đi cho xe lăn. Hành khách trả tiền vé ngay khi bƣớc vào trạm chờ xe buýt và chỉ phải trả tiền vé một lần duy nhất trong ngày (khoảng 8.000 VNĐ cho mọi điểm đến). Thời gian lên xuống xe không quá 20 giây. 10 công ty xe buýt tƣ nhân đƣợc chính quyền chỉ định khai thác, họ đƣợc trả tiền thông qua khoảng cách vận chuyển chứ không phải lƣợng hành khách. Mỗi tháng chính quyền thành phố trả cho các công ty số tiền tƣơng đƣơng với 1% giá trị xe buýt. Sau 10 năm, thành phố sẽ kiểm soát các xe buýt và sử dụng nó cho các hoạt động vận chuyển ở công viên,