Quy trình phân tích của luận án

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 50)

6. Kết cấu của luận án

1.2.5. Quy trình phân tích của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nên nội dung, mục tiêu trong quy trình phân tích đƣợc xác định cụ thể theo một trình tự thống nhất. Các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc phân tích thông qua điều KTXH; đặc điểm về GTVT; nhu cầu sử dụng dịch vụ xe buýt; các yếu tố đầu vào; đặc điểm hoạt động vận tải xe buýt; các yếu tố về nguồn lực và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp - đây là cơ sở để xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động vận tải xe buýt. Ngoài ra, trong quy trình phân tích còn sử dụng phƣơng pháp phân tích MCA, CBA, FSA EFA, CFA và mô hình SEM để xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến CLCN và mức độ HQHĐVTXB, đƣợc trình bày tại sơ đồ 1.2.

Hoạt động vận tải xe buýt

- Điều kiện kinh tế xã hội

- Đặc điểm về GTVT và HĐVT xe buýt - Nhu cầu sử dụng dịch vụ xe buýt

- Các yếu tố về nguồn lực - Các yếu tố đầu vào

- Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp

Phân tích thực trạng HĐVTXB Phân tích HQ theo CBA, MCA, FSA

- Quản lý HĐVT xe buýt - Hạ tầng, mạng lƣới tuyến

- Chi phí, trợ giá, môi trƣờng, an toàn - Chi phí và kết quả HĐVTXB

Đánh giá hiệu quả qua mô hình

- Điều tra khảo sát

- Ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng cảm nhận và hài lòng hiệu quả - Hiệu quả theo EFA, CFA, SEM

Hiệu quả (lợi ích) của các chủ thể

- Hiệu quả theo quan điểm QLNN - Hiệu quả theo quan điểm của DN

- Hiệu quả (lợi ích) theo quan điểm của HK

Hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt Sơ đồ 1.2. Quy trình phân tích nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các công trình theo các nội dung, theo phƣơng pháp phân tích DEA, phân tích CBA, phân tích MCA, phân tích tổng hợp (EFECT); phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng đã đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng hiệu quả KTXH nói chung và hoạt động vận tải xe buýt nói riêng. Kế thừa kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc để phân tích điều kiện áp dụng trong môi trƣờng hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế.

Đã khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số lƣợng doanh nghiệp, cơ cấu đội ngũ CBNV của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải xe buýt trên địa bàn tỉnh TTH, số lƣợng ngƣời tham gia sử dụng dịch vụ xe buýt giai đoạn 2013 - 2017 đã đƣợc thống kê, tỷ trọng vận chuyển của xe buýt so với vận tải hành khách đƣờng bộ đã đƣợc làm rõ để làm căn cứ cho việc đầu tƣ, mở rộng luồng tuyến.

Mô hình SERVQUA biến thể đƣợc sử dụng để đo lƣờng mối quan hệ giữa Chất lƣợng cảm nhận và Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế thông qua cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã lƣợc khảo, điều chỉnh các biến, thang đo nhằm phù hợp với bối cảnh, đặc thù của lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu.

Khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt, các giả thuyết nghiên cứu đã đƣợc đề cập và làm rõ trong luận án. Các thang đo cấu thành chất lƣợng cảm nhận dịch vụ xe buýt trong nghiên cứu cũng đƣợc nhận diện, bao gồm: MĐĐƢ, MĐĐC, TTC, MĐĐB, PTHH. Các thang đo ảnh hƣởng đến mức độ hiệu quả, bao gồm: ĐT, TG, CLCN, CP cũng đƣợc đề xuất và chấp nhận. Mô hình nghiên cứu tổng quát về hiệu quả cũng đƣợc tác giả đề xuất. Thông qua 2 giả thuyết nghiên cứu, luận án sẽ làm rõ mối quan hệ giữa chất lƣợng cảm nhận dịch vụ vận tải xe buýt với hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế.

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ

2.1.1. Khái niệm về hiệu quả và các quan điểm hiệu quả

2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả là một phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực KTXH, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp và đƣợc nhìn nhận với nhiều góc độ khác nhau, nên có nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ngƣời ta đƣa ra các khái niệm về hiệu quả:

McCrosson, Talley, Giuliano, hiệu quả có liên quan với sản lƣợng tiêu thụ, hiệu quả là sự so sánh sản lƣợng sản xuất với sản lƣợng dự kiến hoặc mục tiêu; Keck et al, Fielding et al, Takyi, Lem et al hiệu quả là mức độ mà kết quả đầu ra đƣợc tiêu thụ.

P. Samerelson và W. Nordhaus thì: "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó".

Manfred Kuhn: "Hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là khái niệm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của quá trình kinh tế.

Whohe và Doring lại đƣa ra hai khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật là “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu...). Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị là "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế”.

Farrell, Schultz và Ellis.F, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE):

Hiệu quả kinh tế (EE): đƣợc tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ( = ∗ ). Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp là do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, nên có thể coi là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thống kinh tế.

Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lƣợng đầu ra cho trƣớc từ một khối lƣợng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lƣợng đầu ra tối đa từ

một lƣợng đầu vào cho trƣớc, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Theo

Koopmans Tjalling, một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn một số lƣợng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào.

Hiệu quả phân bổ (AE): Là khả năng lựa chọn đƣợc một khối lƣợng đầu vào tối ƣu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thƣớc đo mức độ thành công của ngƣời sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ƣu. Khi nắm đƣợc giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, ngƣời sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa.

Dajani and Gilbert (1978), hiệu quả là mức độ dịch vụ vận tải thỏa mãn đƣợc các mục tiêu cá nhân và cộng đồng; theo Fielding and Lyons (1993), hiệu quả là mức độ dịch vụ đã tiêu thụ tƣơng ứng với các mục tiêu đặt ra; hay theo Gleason and Barnum (1982), hiệu quả là mức độ mà một mục tiêu đã đạt đƣợc. Liên quan đến ngƣời sử dụng dịch vụ Yeh et al (1996), hiệu quả là mức độ mà các dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu của hành khách; theo Hensher and Prioni (2002), hiệu quả cho ngƣời sử dụng chính là chất lƣợng dịch vụ.

Trƣơng Thị Hà (2002), Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt đƣợc mục tiêu xác định [30].

2.1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả

Tùy thuộc vào điều kiện KTXH, mục đích nghiên cứu của từng ngành, địa phƣơng, quốc gia về một lĩnh vực mà có các quan điểm khác nhau về hiệu quả.

Nhà kinh tế học ngƣời Anh, Adam Smith, (Kinh tế thƣơng mại dịch vụ - NXB

Thống kê 1998), cho rằng:

Quan điểm thứ nhất, "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá", Theo quan điểm này, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD.

Quan điểm thứ hai: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí".

Quan điểm thứ ba: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó".

Quan điểm thứ tƣ: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp".

Quan điểm thứ năm: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu KTXH tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể".

(GS Đỗ Hoàng Toàn - Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp - NXB Thống kê, 1994).

Xuất phát từ luận điểm của triết học Mác – Lê Nin và những luận điểm của lý thuyết hệ thống: Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu đƣợc thẩm định bởi thị trƣờng, là tiêu chuẩn xác định phƣơng hƣớng hoạt động của doanh nghiệp. Từ khái niệm này có thể đƣa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là:

E

= KC (1) HayE = CK (2)

Trong đó: E là hiệu quả kinh doanh; C là chi phí yếu tố đầu vào; K là kết quả nhận đƣợc.

Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vào đƣợc tính cho tổng số và riêng cho giá trị gia tăng. Công thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào đƣợc sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra. Công thức (2) đƣợc tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào.

Hiệu quả theo quan điểm truyền thống: Hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.

Hiệu quả theo quan điểm hiện đại: Hiệu quả phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố, cụ thể là: (i) Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: (ii) Yếu tố thời gian: đƣợc coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán hiệu quả; (iii) Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trƣờng: phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lƣợc tăng trƣởng và phát triển bền vững của các địa phƣơng và quốc gia.

2.1.2. Phân loại hiệu quả

2.1.2.1. Phân theo lĩnh vực hoạt động xã hội

Hiệu quả tài chính: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận đƣợc và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để nhận đƣợc lợi ích đó

[11],[27],[43]. Tổng hợp phân loại hiệu quả đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Phân loại hiệu quả Theo lĩnh vực hoạt động xã hội Theo quan điểm lợi

ích

Theo cách tính toán

Hiệu quả tài chính Hiệu quả KTXH Hiệu quả KT - CN

Hiệu quả của NN Hiệu quả của C.đồng Hiệu quả DN

Hiệu quả tuyệt đối Hiệu quả tƣơng đối

Sơ đồ 2.1. Tổng hợp phân loại hiệu quả

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hiệu quả kinh tế xã hội: Là hiệu quả tổng hợp đƣợc xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, nó mô tả mối quan hệ giữa lợi ích KTXH mà toàn bộ xã hội nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để nhận đƣợc lợi ích đó. Chủ thể của hiệu quả KTXH là toàn bộ xã hội (Nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời sử dụng) mà ngƣời đại diện cho nó là Nhà nƣớc. Vì vậy, những lợi ích và chi phí đƣợc xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ xã hội, bao gồm những lợi ích, chi phí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội, môi trƣờng của tât cả các chủ thể trong xã hội.

Hiệu quả kỹ thuật, công nghệ: Thể hiện ở sự nâng cao trình độ và đẩy mạnh tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ.

2.1.2.2. Phân theo quan điểm lợi ích

Hiệu quả Nhà nƣớc: Là hiệu quả chung mang lại cho toàn bộ nền KTXH dƣới góc độ của nhà quản lý. Nó thƣờng bao hàm cả hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng

[11],[27],[45].

Hiệu quả của doanh nghiệp: Là hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Khi nói tới hiệu quả doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng hay đề cập tới hiệu quả tài chính. 34

Hiệu quả của cộng đồng: Là hiệu quả mang lại cho cả cộng đồng khi tiến hành một hoạt động nào đó. Hiệu quả cộng đồng thƣờng gắn với hiệu quả xã hội.

2.1.2.3. Phân theo cách tính toán

Hiệu quả tuyệt đối: Là hiệu số giữa kết quả thu đƣợc với hao phí đầu vào để thực hiện hoạt động nhƣ: tổng lợi nhuận thu đƣợc; tổng số ngƣời đƣợc tạo việc làm,...

Hiệu quả tính theo số tuyệt đối thƣờng còn gọi là kết quả của hoạt động nào đó.

Hiệu quả tương đối: Là tỷ số giữa kết quả thu đƣợc từ hoạt động nào đó với hao phí nguồn lực đầu vào để thực hiện hoạt động đó [11].

Đối với so sánh tuyệt đối: H = K - C ; (K: Là kết quả đạt đƣợc, C: Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào).

Đối với so sánh tƣơng đối: H = K\C

Mặt khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tƣơng đối.

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ2.2.1. Khái niệm nâng cao hiệu quả 2.2.1. Khái niệm nâng cao hiệu quả

Nâng cao hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn và có mức chi phí thấp hơn. Đƣợc coi là có hiệu quả cao hơn khi giá trị thu đƣợc phải lớn hơn số vốn ban đầu bỏ ra sau khi đã quy chuẩn trên cùng giá trị thời gian.

2.2.2. Lý luận về nâng cao hiệu quả

2.2.2.1. Các quan điểm nâng cao hiệu quả

Nâng cao hiệu quả là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp. Do đó khi xem xét việc nâng cao hiệu quả cần đảm bảo một số yếu tố sau:

Đảm bảo thống nhất trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế: Quan điểm này đòi

hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ mục tiêu KTXH của Đảng và Nhà

nƣớc, trƣớc hết phải thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hay nhiệm vụ của Nhà nƣớc giao cho hoặc các hợp đồng của Nhà nƣớc đã ký với các doanh nghiệp, vì đó là nhu cầu là điều kiện để phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân. Những nhiệm vụ KTXH mà Nhà

nƣớc giao cho doanh nghiệp trong điều kiện phát triển KTXH đòi hỏi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w