1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
6. Kết cấu của luận án
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ HIỆU
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xebuýt trên thế giới
Để có cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các công trình trên thế giới theo các nội dung, phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), phân tích lợi ích - chi phí (CBA), phân tích đa chỉ tiêu (MCA), phƣơng pháp đánh giá tổng hợp (EFECT), phân tích định tính và định lƣợng đã đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng hiệu quả KTXH nói chung và hoạt động vận tải xe buýt nói riêng.
1.1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên thế giới theo cách tiếp cận lợi ích - chi phí
Theo quan điểm tiếp cận hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên cơ sở lợi ích - chi phí, phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu (Phụ lục tổng quan).
Bruno De Borger [61] và nhóm nghiên cứu đã đƣa ra mô hình phân tích chi phí xã hội của VTHKCC dựa trên phân tích đa chỉ tiêu (MCA). Đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện, Peter Nijkamp E.W.Blaas [84], lại kết hợp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) và phân tích lợi ích - chi phí (CBA) để đánh giá hiệu quả VTHKCC. Xem xét tổng hợp các chỉ tiêu có thể mô tả qua sơ đồ sau [45]:
Đánh giá tổng thể
Đánh giá tác động môi Đánh giá các chỉ tiêu trƣờng (MCA) kinh tế (CBA)
Môi trƣờng tự nhiên Môi trƣờng nhân tạo Các chỉ tiêu
- Không khí - Sử dụng đất - NPV - Tiếng ồn - Ô nhiễm K khí - IRR - Nƣớc - Tai nạn GT - B/C - Tài nguyên - Sức khỏe
Sơ đồ 1.1. Đánh giá tổng hợp hiệu quả
(Nguồn: Alejandro Tudela, Natalia Akiki, Rene Cisternas; Nguyễn Thị Hồng Mai)
Alejandro Tudela, Natalia Akiki, Rene Cisternas [56], đã so sánh kết quả của
phân tích lợi ích chi phí (CBA) và phƣơng pháp đa tiêu chí (MCA) khi áp dụng cho một dự án giao thông. Kết quả của phƣơng pháp MCA không khớp với kết quả mà phân tích CBA đề xuất, nhƣng nó phù hợp với quyết định cuối cùng của CQQLNN.
Aworemi, Joshua Remi. Abdul – Azeez, Ibraheem Adegoke. Olaogun, O. B. [59],
nghiên cứu các loại chi phí ảnh hƣởng đến hiệu suất vận hành hoạt động của phƣơng tiện VTHKCC, cụ thể là: (i) Chi phí về thời gian: Lãi suất trên vốn đầu tƣ, khấu hao phƣơng tiện, lƣơng của cán bộ quản lý và nhân viên… (ii) Chi phí hao mòn và bảo dƣỡng phƣơng tiện: Nhiên liệu, lốp xe và một số chi phí bảo trì liên quan đến quảng đƣờng đi trực tiếp.
John Preston, David A. Hensher and Ruth Steel [74], đã sử dụng phƣơng pháp phân tích biến ngẫu nhiên (SFA), qua việc sử dụng một hàm chi phí: C = C (W, Q), trong đó W là giá các yếu tố đầu vào, Q là mức chất lƣợng dịch vụ đầu ra và giả định rằng các hoạt động đƣợc thực hiện có hiệu quả với điều kiện chi phí nhỏ nhất. Gọi Ci
là tổng chi phí của tất cả các đơn vị ra quyết định I, N là đầu vào khác nhau trong quá trình sản xuất của M đầu ra, di là định lƣợng của sự không hiệu quả trong quyết định thứ I và 1 giá trị nhiễu bất kỳ Si, khi đó có hàm chi phí nhƣ sau:
Ci = C(W1i, W2i, WNi, q1i, q2i, qNi) + di + Si
J. Hahn, H. Kim, S. Kho [75], đã sử dụng phƣơng pháp DEA để đánh giá dịch vụ của 113 tuyến xe buýt huyết mạch ở thành phố Seoul. Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố đầu vào nhƣ chi phí sở hữu và vận hành, tỷ lệ trung vị các điểm dừng, độ dài các tuyến trùng lắp để tạo ra kết quả đầu ra mong muốn nhƣ tổng số hành khách và mức độ hài lòng về dịch vụ và đầu ra không mong muốn nhƣ lƣợng phát thải CO2.
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề, nội dung có liên quan đến sự phát triển vận tải đƣờng bộ của các quốc gia nói chung và vận tải xe buýt nói riêng, vì vậy đây cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc triển khai luận án. Tuy nhiên, xét một cách chi tiết, các nghiên cứu đã tập trung phân tích các lợi thế so sánh ở khía cạnh vĩ mô chứ chƣa quan tâm, đi sâu nghiên cứu cụ thể hiệu quả hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hành khách - vấn đề mà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.