1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
6. Kết cấu của luận án
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ HIỆU
1.1.2.4. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xebuýt ở Việt Nam tiếp
theo mô hình chất lượng dịch vụ và hiệu quả
Nguyễn Thanh Chƣơng [27], đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả, xây dựng một số chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng để đánh giá thực trạng hoạt động buýt tại Việt Nam, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động buýt.
Nguyễn Văn Điệp [28], đề xuất phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC phù hợp với các đô thị ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có cách nhìn cụ thể hơn về đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở các đô thị, từ đó nhà nƣớc có thể đƣa ra giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích mang lại từ loại hình vận tải này.
Nguyễn Thị Hồng Mai [45], tập trung phân tích một cách tổng quát hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị. Tác giả đã xây dựng mô hình và xác định
hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC dựa trên các chỉ tiêu đánh giá: (i) Tính tin cậy (Reliability); (ii) Mức độ đồng cảm (Empathy); (iii) Tinh thần trách nhiệm, mức độ đáp ứng (Responsiveness); (iv) Mức độ đảm bảo (Assurance); (v) Phương tiện hữu hình (Tangible); (vi) Chi phí (Cost) (vii) Mức độ thỏa mãn (Satisfaction). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá trên quan điểm của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và hành khách về hiệu quả hoạt động VTHKCC ở Hà Nội. Từ đó, khẳng định những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của xe buýt Thủ đô.
Mới đây nhất tác giả Hoàng Thị Hồng Lê [43], đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở thành phố Hà Nội thông qua mô hình SERVQUAL, hệ thống thang đo đánh giá chất lƣợng trên 5 phƣơng diện của dịch vụ VTHKCC đồng thời tác giả đã phân tích mức độ ảnh hƣởng và tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành dịch vụ bằng cách so sánh cặp giữa các thuộc tính chất lƣợng đầu ra của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt gồm: Nhanh chóng (A1); An toàn (A2); Tin cậy (A3); Thuận tiện (A4); Thoải mái (A5); An ninh (A6); Vệ sinh (A7).
Từ các nghiên cứu về HQHĐVTXB ở Việt Nam, các tác giả đã thể hiện khá rõ nét về chiến lƣợc kinh doanh, đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến môi trƣờng bên trong và bên ngoài tác động đến hiệu quả; giải quyết đƣợc một số vấn đề về lý luận và thực tiễn có giá trị khoa học cao; nêu lên đƣợc phƣơng pháp, định hƣớng cho việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu đã xây dựng bộ thang đo về chất lƣợng và hiệu quả nhƣ: TTC; MĐĐC; MĐĐƢ; MĐĐB; PTHH; Tinh thần trách nhiệm; Chi phí; Mức độ thỏa mãn; Nhanh chóng; An toàn; Tin cậy; Thuận tiện; Thoải mái; An ninh; Vệ sinh. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì các nghiên cứu chủ yếu tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ VTHKCC ở các thành phố lớn, còn bỏ ngõ và chƣa đề cập đến các yếu tố nhƣ: Đầu tƣ, Chi phí, Mức độ trợ giá, chính sách của Nhà nƣớc về HĐVTXB theo đặc thù của từng địa phƣơng.
23 Kết quả nghiên cứu trong nước có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, các công trình đƣợc nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau, đặc biệt là về mặt không gian và thời gian, mỗi đề tài đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thế mạnh của ngƣời nghiên cứu và phù hợp với từng vùng, miền nên còn mang tính rời rạc. Cách đánh giá hiệu quả chỉ là một phần nhỏ trong những vấn đề nghiên cứu, chƣa có tính toàn diện và quan điểm đánh giá chung.
Thứ hai, vấn đề nghiên cứu lý luận về nâng cao HQHĐVTXB chƣa thực sự đƣợc chú trọng mà chủ yếu thực hiện dƣới dạng tự phát tại các doanh nghiệp, chƣa xây dựng đƣợc cho toàn ngành một bức tranh tổng thể về lĩnh vực hoạt động vận tải xe buýt. Một số nghiên cứu nhằm ứng dụng và phát triển các công cụ phân tích về nâng cao HQHĐVTXB theo một khía cạnh cụ thể mà chƣa hình thành hệ thống phân tích hoàn chỉnh áp dụng cho toàn thể các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe buýt.
Thứ ba, các đánh giá chủ yếu sử dụng phân tích tài chính dự án, còn đánh giá kinh tế, xã hội đặc biệt trên giác độ của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và hành khách chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các chỉ tiêu định tính, mức độ lƣợng hóa chƣa đề cập nhiều.
Thứ tƣ, các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá chất lƣợng dịch vụ vận tải xe buýt là chính. Đối với nghiên cứu liên quan đến hiệu quả VTHKCC và HQHĐVTXB chỉ đƣợc nghiên cứu theo thế mạnh của địa phƣơng hoặc ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, còn bỏ ngõ phƣơng pháp đánh giá các yếu tố Đầu tƣ, Trợ giá, Chi phí, mối quan hệ giữa CLCN và HQHĐVTXB trong khi kinh doanh vận tải xe buýt bị ảnh hƣởng và tác động rất lớn về các yếu tố này mà chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến.
1.1.3. Nhận diện mô hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt của luận án từ phần tổng quan tài liệu
Qua tìm hiểu các nghiên cứu về HQHĐVTXB trong và ngoài nƣớc cho thấy, phạm vi, không gian và thời gian của các nghiên cứu rất khác nhau, phần lớn tập trung phân tích tài chính dự án VTHKCC, đánh giá chất lƣợng dịch vụ VTHKCC, đánh giá môi trƣờng bên trong và ngoài doanh nghiệp vận tải, đánh giá hiệu quả dựa trên các chỉ tiêu của chất lƣợng dịch vụ VTHKCC, mà chƣa đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ cụ thể của các nhân tố về Tính tin cậy, Phƣơng tiện hữu hình, Mức độ đồng cảm, Mức độ đáp ứng, Mức độ đảm bảo tác động nhƣ thế nào đến CLCN dịch vụ vận tải xe buýt; chƣa đánh giá đƣợc Đầu tƣ, Trợ giá, Chất lƣợng cảm nhận, Chi phí tác động nhƣ thế nào đối với Hiệu quả; chƣa làm rõ mối quan hệ và mức độ tác động giữa CLCN với Hiệu quả thông qua đánh giá của hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt và CBQL - NV. Chính vì vậy, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trên, luận án lựa chọn xu hƣớng tiếp cận theo 3 quan điểm để đánh giá HQHĐVTXB thông qua các phƣơng pháp đánh giá FSA, CBA, MCA, CFA và mô hình SEM, đó là:
5888 Hiệu quả theo quan điểm quản lý Nhà nƣớc (địa phƣơng): Luận án sử dụng
mô hình FSA, CBA và MCA để phân tích các lợi ích mang lại cho cộng đồng, xã hội
thông qua: tiết kiệm ngân sách địa phƣơng; phát triển cơ sở hạ tầng; giảm mức độ trợ giá; giảm ô nhiễm môi trƣờng; giảm phƣơng tiện cá nhân; giảm ùn tắc giao thông; giảm chiếm dụng diện tích mặt đƣờng.
23 Hiệu quả theo quan điểm của doanh nghiệp: Ngoài việc sử dụng phƣơng pháp FSA, CBA, MCA để phân tích các yếu tố nhƣ: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp; tốc độ tăng doanh thu; tỷ suất lợi nhuận; hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào; chi phí khai thác bình quân cho 1 hành khách; chi phí khai thác bình quân cho 1 Km phƣơng tiện hoạt động; tiết kiệm nhiên liệu; tiết kiệm chi phí đầu tƣ; tần suất hoạt động; hệ số sử dụng sức chứa; khả năng tiếp cận và mạng lƣới tuyến; mức độ đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, luận án còn sử phƣơng pháp phân tích EFA, CFA và mô hình SEM để xác định các yếu tố cấu thành CLCN dịch vụ vận tải xe buýt thông qua các nhân tố (MĐĐC, MĐĐƢ, MĐĐB, PTHH, TTC); các yếu tố ảnh hƣởng đến Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt (ĐT, TG, CLCN, CP), tác động nhƣ thế nào đối với Hiệu quả (đặc biệt là 2 nhân tố Đầu tƣ và Trợ giá chƣa có nghiên cứu đề cập), cũng nhƣ mối quan hệ tƣơng quan giữa CLCN với HQHĐVTXB thông qua đánh giá của CBQL – NV các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe buýt trên địa bàn tỉnh TTH mà các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chƣa đề cập đến.
5888 Hiệu quả theo quan điểm của hành khách: Luận án sử dụng phƣơng pháp
CBA để đánh giá lợi ích nếu hành khách sử dụng xe buýt thay cho phƣơng tiện cá nhân thông qua: tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí tổng hợp cho một chuyến đi, đảm bảo an toàn… Ngoài ra, luận án còn sử dụng phƣơng pháp phân tích EFA, CFA và mô hình SEM trên cơ sở số liệu đƣợc thu thập từ hành khách để xác định các yếu tố cấu thành CLCN dịch vụ vận tải xe buýt thông qua các nhân tố (MĐĐC, MĐĐƢ, MĐĐB, PTHH, TTC); các yếu tố ảnh hƣởng đến HQHĐVTXB (TG, CLCN, CP) tác động nhƣ thế nào đối với Hiệu quả (đặc biệt là nhân tố Trợ giá chƣa có nghiên cứu đề cập), cũng nhƣ mối quan hệ tƣơng quan giữa CLCN với HQHĐVTXB tại TT Huế mà các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chƣa đề cập đến.
Đối với địa bàn tỉnh TT Huế, chƣa có công trình nào thật sự đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng thể và toàn diện về HQHĐVTXB, trong khi địa phƣơng rất cần một bức tranh tổng thể, toàn diện về vấn đề này. Vì vậy, luận án đã tập trung đi sâu nghiên cứu HQHĐVTXB bằng kỹ thuật phân tích FSA, CBA, MCA, EFA, CFA và mô hình SEM thông qua 2 thang đo CLCN và thang đo Hiệu quả (Hình 1.1) đƣợc
đánh giá bởi hành khách sử dụng dịch vụ vận tải xe buýt (qua phân tích ở mục iii ở trên) và CBQL - NV của các doanh nghiệp (qua phân tích ở mục ii ở trên). Từ đó,luận án đã xác định đƣợc điểm mới của thang đo Hiệu quả (Trợ giá - đánh giá của hành khách), (Đầu tƣ, Trợ giá - đánh giá của CBQL - NV); khoảng trống đó là: mối quan hệ giữa CLCN và HQHĐVTXB mà các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chƣa đề cập đến. Qua đó luận án đề xuất các khuyến nghị để hoạt động kinh doanh vận tải xe buýt trên địa bàn tỉnh TTH ngày một hiệu quả hơn.