Đặc điểm vận tải hành khách công cộng

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 58)

1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

6. Kết cấu của luận án

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

2.3.1.3. Đặc điểm vận tải hành khách công cộng

Theo Mác - Lênin, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tƣợng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tƣợng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng đƣợc tiêu thụ ngay.

Theo tinh́ chất xã hội của đối tƣợng phục vụ thì VTHKCC là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội , mang tinh́ chất công cộng trong đô thị , bất luận nhu cầu đi lại thuộc về nhu cầu gì (nhu cầu thƣờng xuyên, ổn định, phục vụ chất lƣợng cao...).

Theo tinh́ chất của phục vụ , VTHKCC là loại hình vận chuyển khách có thể đáp ứng khối lƣợng lớn nhu cầu đi lại của mọi ngƣời dân một cách thƣờng xuyên , liên tục theo thời gian xác định, theo tuyến ổn định trong tƣƣ̀ng thời kỳnhất định .

2.3.2. Khái niệm vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

2.3.2.1. Khái niệm xe buýt

Theo Thông tƣ số 65/2014/TT - BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải, khái niệm xe buýt đƣợc hiểu: Xe buýt là xe có sức chứa từ 17 hành khách trở lên. Xe buýt đƣợc chia làm 3 loại: xe buýt nhỏ là xe buýt có sức chứa đến 40 hành khách; xe buýt trung bình là xe buýt có sức chứa từ 41 hành khách đến 60 hành khách; xe buýt lớn là xe buýt có sức chứa từ 61 hành khách trở lên [5].

Xe buýt: Là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng là 0,125 m2 theo tiêu chuẩn quy định.

2.3.2.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Theo Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT, Vận tải khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.

Theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg có thể hiểu VTHKCC bằng xe buýt là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt, có các điểm dừng đón, trả khách và phƣơng tiện chạy theo biểu đồ vận hành.

VTHKCC bằng xe buýt là loại hình vận tải có thu tiền cƣớc theo qui định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình qui định để phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân trong đô thị.

2.3.3. Đặc điểm và vai trò của hoạt động vận tải xe buýt

2.3.3.1. Đặc điểm của hoạt động vận tải xe buýt * Đặc điểm kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt

Điểm dừng xe buýt: Là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt: Là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến.

Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt: Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho việc hoạt động của các phƣơng tiện cơ giới và ngƣời đi bộ còn có: làn đƣờng xe buýt hoạt động, đƣờng dành riêng, đƣờng ƣu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối,

điểm trung chuyển xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho xe buýt, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt [5].

Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến: Là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định.

Vé lƣợt: Là chứng cứ để khách sử dụng đi một lƣợt trên một tuyến xe buýt [5].

Vé tháng: Là chứng cứ để khách sử dụng đi lại thƣờng xuyên trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt.

Đặc điểm về phạm vi hoạt động

Phạm vi không gian: Các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt thƣờng có cự ly trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, phƣơng tiện phải thƣờng xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu của hành khách.

Phạm vi thời gian: Thời gian hoạt động của vận tải hành khách chủ yếu vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thƣờng xuyên nhƣ đi học, đi làm...

Đặc điểm về phương tiện vận tải xe buýt

Phƣơng tiện vận tải xe buýt, gồm: xe buýt sử dụng năng lƣợng sạch nhƣ khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện...; xe buýt thông thƣờng chỉ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu. Phƣơng tiện có kích thƣớc thƣờng nhỏ hơn so với loại dùng trong vận tải đƣờng

dài, không đòi hỏi tính việt dã cao nhƣ phƣơng tiện vận tải hành khách liên tỉnh. Chạy trên tuyến đƣờng ngắn, qua nhiều điểm giao cắt có mật độ phƣơng tiện cao, phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên có tính năng động lực, gia tốc cao.

Lƣu lƣợng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn nên xe buýt thƣờng bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thƣờng chỗ ngồi không vƣợt quá 40% sức chứa và phải thuận tiện cho việc đi lại trên phƣơng tiện. Cấu tạo cửa, số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên xuống thƣờng xuyên, nhanh chóng, an toàn để giảm thời gian phƣơng tiện dừng, đỗ mỗi trạm.

Trên phƣơng tiện thƣờng bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều (Ngƣời lái - Hành khách).

Do hoạt động trong đô thị, thƣờng xuyên phục vụ một khối lƣợng lớn hành khách nên đòi hỏi phƣơng tiện phải thƣờng xuyên đảm bảo vệ sinh môi trƣờng (Thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả...).

Phải đảm bảo những yêu cầu về tính thẩm mỹ, hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết và tạo tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phƣơng tiện.

Đặc điểm về tổ chức vận hành

Yêu cầu hoạt động rất cao, phƣơng tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lƣợng phục vụ hành khách, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đô thị [10]. Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại (Nghị định 86/2014/BGTVT).

Đặc điểm về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

Vốn đầu tƣ ban đầu lớn, bởi vì ngoài việc mua sắm phƣơng tiện đòi hỏi phải đầu tƣ trang thiết bị phục vụ hoạt động vận tải xe buýt (Nhà chờ, điểm đỗ, bến bãi...).

Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác.

Đặc điểm về hiệu quả tài chính

Năng suất vận tải thấp, tốc độ thấp, các trạm dừng có cự ly ngắn (<500m> có trạm dừng)... dẫn đến giá thành vận chuyển cao. Để hạn chế ùn tắc, giảm phƣơng tiện cá nhân, phù hợp với thu nhập của ngƣời dân, giá vé Nhà nƣớc quy định thƣờng thấp hơn giá thành, dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp đầu tƣ vào lĩnh vực vận tải xe buýt thấp. Do đó không hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ từ các doanh nghiệp tƣ nhân. Vì vậy, Nhà nƣớc thƣờng có chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải xe buýt.

2.3.3.2. Vai trò của hoạt động vận tải xe buýt

HĐVTXB có vai trò to lớn trong lĩnh vực GTVT cũng nhƣ trong hệ thống VTHKCC, cụ thể: (1) Xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC, tạo điều kiện và góp phần cho sự phát triển chung của đô thị, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngoài chức năng vận chuyển độc lập và tính cơ động cao, xe buýt còn đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện trung chuyển và vận chuyển kết hợp với các phƣơng thức vận tải khác trong hệ thống VTHKCC. (2) Xe buýt ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, hạn chế phƣơng tiện cá nhân và giảm ô nhiễm môi trƣờng. Việc sử dụng rộng rãi xe buýt không những làm giảm mật độ giao thông trên đƣờng, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, mà còn giảm chủng loại phƣơng tiện, do đó hạn chế đƣợc tai nạn giao thông. Mặt khác khi số lƣợng phƣơng tiện trên đƣờng giảm thì ô nhiễm môi trƣờng do khí thải phƣơng tiện sẽ đƣợc

hạn chế. (3) Xe buýt giúp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông, bởi sự chiếm dụng giao thông tĩnh của phƣơng tiện cá nhân cao hơn so với phƣơng tiện vận tải xe buýt, trong khi đó việc mở rộng lòng đƣờng thƣờng rất tốn kém và nhu cầu đi lại ngày càng tăng nên mật độ phƣơng tiện trên đƣờng ngày càng lớn dẫn đến tốc độ lƣu thông thấp. (4) Xe buýt góp phần tạo dựng thói quen đi lại bằng phƣơng tiện công cộng cho ngƣời dân, tạo tiền đề phát triển các phƣơng thức VTHKCC cao hơn (tàu điện, xe điện chạy trên ray...) hiện đại hơn, có sức chứa lớn hơn và có nhiều tác động tích cực khác tới mọi mặt của đời sống xã hội. (5) Xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội nhƣ: chi phí đầu tƣ phƣơng tiện; chi phí quản lý giao thông; chi phí thời gian do tắc đƣờng; chi phí để mua sắm phƣơng tiện cá nhân; tiết kiệm quỹ đất; tiết kiệm chi phí xây dựng mở rộng, cải tạo mạng lƣới đƣờng sá và tiết kiệm nhiên liệu cho việc đi lại của ngƣời dân. (6) Xe buýt đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của ngƣời dân trong thành phố. Đô thị ngày càng đƣợc mở rộng làm cho khoảng cách đi lại ngày càng lớn, sử dụng phƣơng tiện cá nhân sẽ gây ùn tắc. Do đó, sử dụng xe buýt là biện pháp hữu hiệu nhất (có thể đạt 6000-8000 HK/giờ).

2.3.3.3. Ưu nhược điểm của hoạt động vận tải xe buýt * Ưu điểm của hoạt động vận tải xe buýt

Vận tải xe buýt có tính cơ động cao, ít cản trở, dễ hòa nhập với các loại hình vận tải đƣờng bộ khác. Có thể hoạt động trong điều kiện khó khăn về đƣờng sá, thời tiết nên có thể tiếp cận đến các vùng chƣa có hạ tầng phát triển một cách dễ dàng.

Khai thác điều hành đơn giản, hợp lý và kinh tế với dòng khách nhỏ và trung bình. Cũng có thể tăng giảm chuyến đi khi số lƣợng hành khách thay đổi, thay xe trong thời gian ngắn mà không làm ảnh hƣởng tới hoạt động của tuyến.

Cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên cơ sở mạng lƣới đƣờng thực tế để điều tiết mức độ đi lại chung.

Chi phí đầu tƣ ít vì có thể tận dụng đƣợc tuyến đƣờng hiện có, chi phí khai thác thấp hơn các loại hình khác, mang lại hiệu quả KTXH.

Tần suất chạy xe lớn, yêu cầu chính xác về mặt thời gian, không gian để đảm bảo chất lƣợng phục vụ hành khách và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đô thị.

Hoạt động có hiệu quả với các luồng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các tuyến mà luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian thì có thể giải quyết thông qua lựa chọn loại xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý.

Chi phí đầu tƣ cho xe buýt tƣơng đối thấp so với các phƣơng tiện vận tải hành khách hiện đại khác, cho phép tận dụng mạng lƣới đƣờng hiện tại của địa phƣơng. Chi phí vận hành thấp, nhanh chóng đem lại hiệu quả.

Đầu tƣ vào lĩnh vực vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng xe buýt nói riêng không chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận mà còn vì các mục tiêu xã hội và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đô thị [50].

* Nhược điểm của hoạt động vận tải xe buýt

Độ dài các tuyến buýt ngắn, trên tuyến có nhiều điểm dừng đỗ cách nhau một khoảng cách ngắn (<500m>). Trong quá trình vận chuyển, xe buýt thƣờng xuyên phải tăng giảm tốc để đến và rời khỏi điểm dừng đỗ một cách nhanh chóng nhất. Do đó, nguy cơ xảy ra tai nạn cho ngƣời cùng tham gia giao thông trên đƣờng là rất cao.

Chi phí vận tải lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác (Xe buýt phải dừng đỗ nhiều nên gia tốc lớn dẫn đến tiêu hao nhiên liệu).

Khả năng vƣợt tải trong giờ cao điểm thấp vì xe buýt sử dụng bánh hơi.

Sử dụng động cơ đốt trong nên cƣờng độ gây ô nhiễm cao vì: khí xả, bụi hoặc nhiên liệu và dầu nhờn chảy ra. Bên cạnh đó còn gây tiếng ồn lớn và chấn động...

Năng suất vận chuyển không cao, năng suất vận tải thấp, tốc độ phƣơng tiện di chuyển thấp (15-16 km/h) so với các phƣơng tiện vận tải hành khách công cộng khác nhƣ xe điện bánh sắt, tàu điện ngầm...

Thƣờng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của hành khách về tính tiện nghi, độ tin cậy. Do tính cơ động, linh hoạt cao nên cũng thƣờng dẫn đến tùy tiện, khó quản lý.

2.3.3.4. Phân loại tuyến xe buýt tại Việt Nam

Tuyến kế cận Tuyến xe buýt

Tuyến nội tỉnh

Tuyến nội đô

Tuyến nội thành

Sơ đồ 2.2. Phân loại tuyến xe buýt tại Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Tuyến buýt kế cận: Là tuyến chỉ có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong nội thành, điểm còn lại nằm ngoài phạm vi tỉnh thành phố, các tuyến này có chiều dài

tƣơng đối lớn (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vƣợt quá 2 tỉnh,

thành phố; nếu điểm đầu và điểm cuối thuộc đô thị đặc biệt thì tuyến không vƣợt quá 3 tỉnh, thành phố).

Tuyến buýt nội tỉnh: là tuyến hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch.

Tuyến buýt nội thành (tuyến nội đô): là tuyến có điểm đầu và điểm cuối nằm trong phạm vi thành phố, các tuyến này có chiều dài tƣơng quan với diện tích đô thị. Căn cứ vào điểm đầu cuối của tuyến xe buýt, có thể chia ra các loại sau [7]:

2.3.3.5. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt

Trong thực tế, mọi nguồn lực đƣa vào SXKD đều có giới hạn, nhƣ nguồn vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, phƣơng tiện… nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng, nhu

cầu đi lại ngày càng tăng theo, làm cho nguồn lực ngày càng khan hiếm hơn. Vì vậy, việc nâng cao HQHĐVTXB là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp, địa phƣơng phải cân nhắc để đƣa ra phƣơng án kinh doanh phù hợp.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh

doanh, công tác tổ chức, quản lý và vận hành diễn ra một cách chính xác hơn. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao HQHĐVTXB.

Môi trƣờng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe buýt phải nâng cao hiệu quả, bởi lĩnh vực vận tải xe buýt hiện đã có chủ trƣơng xã hội hóa cao hoặc đòi hỏi phải mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng hoặc xã hội.

Nâng cao HQHĐVTXB chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBNV nói riêng và xã hội nói chung. HQHĐVTXB là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nếu hiệu quả của các doanh nghiệp đƣợc nâng cao, đồng nghĩa với việc chất lƣợng dịch vụ mà các doanh nghiệp mang lại cho xã hội đƣợc nâng cao, làm cho đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên một tầm cao mới, tạo sự thay đổi bộ mặt đô thị theo hƣớng văn minh và hiện đại.

2.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt

Yếu tố về cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách của nhà nƣớc về thuế, về hạ tầng cơ sở, về ƣu đãi lãi xuất… đối với địa phƣơng, doanh nghiệp và hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt.

* Yếu tố về môi trường, trật tự an toàn xã hội:

Điều kiện môi trƣờng (thời tiết, khí hậu, môi trƣờng kinh doanh) và điều kiện khai thác: mạng lƣới giao thông, điều kiện hành khách ảnh hƣởng đến HQHĐVTXB. Tình hình an ninh trật tự trên tuyến đi qua, an ninh trật tự của toàn xã hội, đều ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến HQHĐVTXB.

Yếu tố về kết cấu hạ tầng giao thông: Đây là nhóm yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả trong quá trình vận tải , bao gồm: hệ thống giao thông tĩnh

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w