Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xebuýt trên thế giới theo

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 28 - 32)

1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

6. Kết cấu của luận án

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ HIỆU

1.1.1.2. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xebuýt trên thế giới theo

cách tiếp cận hạ tầng giao thông

Một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên thế giới theo cách tiếp cận hạ tầng giao thông, phải kể đến: (Phụ lục tổng quan).

K.Zhang, Y. Xu, J. Sun [78], đã đánh giá HQHĐVTXB đô thị tại các thời kỳ khác nhau bằng cách sử dụng mô hình phân tích hỗn hợp (DEA - SFA). Kết quả chỉ ra rằng, các yếu tố thời gian, đặc điểm hoạt động của tuyến xe buýt, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đô thị đã ảnh hƣởng rất lớn đến HQHĐVTXB. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề ra chiến lƣợc vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu xe buýt của ngƣời dân.

M. Gebeyehu, S. Takano [81], Hiệu quả của các tuyến xe buýt là một thƣớc đo quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ xe buýt. Nghiên cứu đã đánh giá đặc điểm của từng tuyến và phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến hiệu quả chi phí của các tuyến buýt sử dụng Mô hình biên giới Stochastic (SFM). Vì đầu ra trong nghiên cứu này đƣợc coi là doanh thu đƣợc tạo ra trên mỗi tuyến đƣờng. Do đó, dựa trên kết quả, các khuyến nghị chiến lƣợc sẽ đƣợc rút ra để cải thiện hiệu suất tuyến xe buýt.

J. Hahn, H. Kim, S. Kho [76], đã đánh giá hiệu quả của từng tuyến đƣờng bằng cách sử dụng dữ liệu của các tuyến xe buýt độc quyền của Seoul bằng mô hình DEA. Qua đó biết đƣợc số lƣợng hành khách và lợi nhuận của mỗi tuyến thông qua số lƣợng xe buýt, điểm dừng, khoảng cách di chuyển, thời gian và chi phí quản lý.

Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của ngành vận tải và các yếu tổ ảnh hƣởng đến sự phát triển của xã hội (xét về mặt xã hội học). Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB có tác động rất lớn đến các loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phƣơng tiện hoạt động. Ngoài ra, các nghiên cứu chƣa thực sự đi sâu và quan tâm cụ thể đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải tiếp tục phân tích làm rõ.

1.1.1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên thế giới theo cách tiếp cận mô hình quản lý cách tiếp cận mô hình quản lý

Một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên thế giới theo cách tiếp cận mô hình quản lý, phải kể đến: (Phụ lục tổng quan).

John Preston, David A. Hensher and Ruth Steel [74], kết quả phân tích DEA cho thấy điều kiện giao thông và mật độ dân số là một yếu tố ngoại sinh ảnh hƣởng đến hiệu quả. Ngoài ra, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, hầu hết các tuyến xe buýt ở Thessaloniki, (Hy Lạp) sử dụng xe buýt có ít chỗ ngồi và nâng cao chất lƣợng dịch vụ là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu còn đi sâu phân tích sự ảnh hƣởng của GTVT đến việc làm, thu nhập, năng suất và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong phạm vi của một quốc gia.

Niger Sultana [82], đã chỉ ra rằng để hệ thống VTKHCC bằng xe buýt ở Bangladesh hoạt động có hiệu quả, thì cần phải có cơ chế chính sách phù hợp, hệ thống điều hành riêng biệt, biện pháp quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng đối với dịch vụ vận tải xe buýt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khuyến nghị cần xây dựng làn đƣờng dành riêng cho xe buýt và có cơ chế đặc thù để khuyến khích cho xe buýt phát triển.

E Berhan, B Beshah, D Kitaw [66], cho rằng các phƣơng tiện giao thông công cộng tại thành phố Addis Ababa đều thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc,

hiệu quả về mặt tài chính từ các hoạt động vận tải xe buýt là không cao. Vì vậy, doanh nghiệp không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ để thu hút thêm hành khách trong tƣơng lai. Để nâng cao hiệu suất hoạt động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình sở hữu và cơ cấu lại doanh nghiệp.

1.1.1.4. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên thế giới theo cách tiếp cận chất lượng dịch vụ và hiệu quả theo cách tiếp cận chất lượng dịch vụ và hiệu quả

G. Samet, E. Coskun [72], đã đề xuất phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu xuyên tâm (DEA) để đo lƣờng và đánh giá sự ảnh hƣởng của chất lƣợng dịch vụ đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt. Qua đó, nghiên cứu đã chứng minh và cung cấp mục tiêu đầu vào cho những ngƣời ra quyết định các chỉ tiêu đo lƣờng sự ảnh hƣởng của chất lƣợng đến hiệu quả cho từng tuyến đƣờng một cách tổng thể.

R. Wei, X. Liu, Y. Mu, L. Wang, A. Golub, S. Farber [86], nghiên cứu đề xuất phƣơng pháp đánh giá hiệu quả dịch vụ vận tải xe buýt của các tuyến cố định thông qua sự kết hợp giữa phân tích màng bao dữ liệu (DEA) với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các kỹ thuật tối ƣu hóa không gian đa mục tiêu. Kết quả chứng minh rằng, phƣơng pháp tiếp cận đƣợc đề xuất có thể cung cấp, đánh giá công bằng, tính toán toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trong một khuôn khổ nhất định.

W.Zhu, X. Yang, J. Preston [87], đã phát triển mô hình đo lƣờng hiệu quả độc lập của các tuyến xe buýt dựa trên phân tích màng bao dữ liệu (DEA). Mục đích của nghiên cứu là để đo lƣờng một cách khách quan hiệu quả của các tuyến xe buýt, đồng thời bổ sung, điều tra và loại bỏ sự ảnh hƣởng của môi trƣờng đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt ở cấp độ vi mô, làm căn cứ cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt.

Yaser E. Hawas, Md. Bayzid Khan, Nandita Basu [88], sử dụng phƣơng pháp DEA để đánh giá hiệu suất cơ bản của dịch vụ xe buýt công cộng dựa trên một số đầu

vào (thời gian cho mỗi chuyến đi, tổng số điểm dừng, tổng số nhà khai thác, tổng số xe buýt) và đầu ra (khách đi xe hàng ngày và xe/km). Hai thử nghiệm đƣợc đƣa ra đó là: thứ nhất điều tra khả năng giảm chi phí vận hành trong khi duy trì cùng một hiệu suất; thứ hai làm thế nào các mức hiệu suất cơ bản có thể đƣợc cải thiện bằng cách thay đổi sự sắp xếp tuyến đƣờng, sau đó tiến hành đo lƣờng hiệu quả của từng tuyến.

Korattiswaroopam, Nisha [77], đã phân tích hiệu quả hoạt động dịch vụ xe buýt ở các thành phố Ấn Độ. Kết quả phân tích đa biến cho thấy khối doanh nghiệp tƣ nhân ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả dịch vụ, sự gia tăng trong việc cung cấp xe buýt, giảm ùn tắc và cải thiện tổng thể chất lƣợng của dịch vụ. Ngoài ra, các yếu tố mật độ dân số lớn, giá vé thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của xe buýt.

Yaser E Hawas [89], đã sử dụng phƣơng pháp lƣu lƣợng mạng hoặc chỉ số đi sâu nghiên cứu hiệu quả của các tuyến xe buýt. Các chỉ số, thang đo đƣợc thiết kế, sử dụng trong mô hình là trung bình cƣờng độ lƣu lƣợng mạng, tốc độ lƣu thông, chiều dài tuyến, tần suất xe buýt hoạt động và trung bình số lƣợng hành khách đƣợc vận chuyển.

Tóm lại, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên thế giới nhất là ở các nƣớc đã và đang phát triển khá đầy đủ. Nhiều nội dung có thể làm cơ sở để tham khảo trong nghiên cứu của luận án nhƣ: Quan điểm về hiệu quả, đánh giá hiệu quả và một số chỉ tiêu đánh giá trên từng quan điểm; các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả; luận cứ cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt.

23 Kết quả nghiên cứu ngoài nước có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu nƣớc ngoài đã sử dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích 5888 chi phí và phần lớn tập trung vào lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Thứ hai, các nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều về vấn đề hiệu quả trên chi phí đầu tƣ, chi phí vận hành, so sánh và đánh giá kết quả hoạt động với những mức đầu tƣ và chính sách hỗ trợ VTHKCC.

Thứ ba, các nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề về cấu trúc đô thị, phân phối quyền lực giữa các nhóm lợi ích, các vấn đề về cạnh tranh cũng nhƣ những ràng buộc tạo ra sự khác biệt giữa chi phí thực tế và chi phí tối ƣu của phƣơng án đầu tƣ cũng nhƣ hành vi lựa chọn của ngƣời sử dụng đã đƣợc nghiên cứu, xem xét.

Thứ tƣ, các nghiên còn đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt thông qua phân phối lợi ích công cộng cho những nhóm đối tƣợng “dễ bị tổn thƣơng” trong xã hội nhƣ: ngƣời khuyết tật, ngƣời già, ngƣời thu nhập thấp, ngƣời thất nghiệp, HSSV...

Thứ năm, vấn đề về nghiên cứu cấu trúc mạng lƣới vận tải xe buýt, các hình thức kết nối, phối hợp thông qua điểm trung chuyển và phân cấp năng lực để tối ƣu hóa năng lực vận chuyển, nâng cao khả năng kết nối, đa dạng hóa khả năng lựa chọn cho hành khách thì hiện vẫn còn thiếu, chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ càng. Ngoài ra, các vấn đề về đánh giá tác động môi trƣờng, xã hội, xem xét những nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi và những nhóm bị thiệt hại chƣa đƣợc xem xét cụ thể.

Một phần của tài liệu 20201211_104312_NOIDUNGLA_HOANGHUNG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w