Khái niệm đánh giá viên chức

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đánh giá viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập

1.2.1. Khái niệm đánh giá viên chức

Đánh giá là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Đánh giá cũng là khâu khó nhất trong mọi q trình quản lý kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật...vì chủ thể và đối tượng được đánh giá đều là con người. Có thể nói, đánh giá vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2013) thì “Đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị và sử dụng nhận xét đó cho mục đích quản lý nào đó nhằm đạt mục tiêu của tổ chức”. Tùy theo góc

độ tiếp cận mà khái niệm về đánh giá cũng được định nghĩa, quan niệm khác nhau. Tuy nhiên ở đây tác giả chỉ đề cập những quan điểm về đánh giá dưới góc độ quản lý. Dưới góc độ quản lý thì “Đánh giá là q trình thu thập, xử lý thơng tin để lượng định tình hình và kết quả cơng việc, giúp q trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả”. Cũng có ý kiến cho rằng, “Đánh giá thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện cơng việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động”.

Từ những quan điểm trên, tác giả cho rằng Đánh giá là quá trình thu thập xử

lý thơng tin; so sánh, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ một cách có hệ thống và chính thức đối với kết quả thực hiện cơng việc của cá nhân (nhóm người) lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nguồn nhân lực tổ chức.

Ở nước ta, tính chính thức của khái niệm đánh giá VC được luật hóa trong

các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Viên chức 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên 2019; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và hoạt động của ĐVSNCL mà đánh giá VC còn phải dựa trên hoạt động chun mơn, nghiệp vụ mang tính đặc

thù. Đánh giá VC khác với đánh giá con người bình thường trong xã hội, đó là nhiệm vụ của tập thể và người đứng đầu ĐVSNCL dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, nội dung, công cụ và phải tuân theo nguyên tắc, phương pháp, quy trình nhất định.

Từ những lý luận trên, tác giả cho rằng: Đánh giá VC trong ĐVSNYTCL là

q trình thu thập xử lý thơng tin; so sánh, đối chiếu với nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ tại mỗi vị trí việc làm một cách có hệ thống đối với kết quả thực hiện công việc của viên chức trong quan hệ so sánh với các tiêu chí đánh giá đã được cơ quan/người có thẩm quyền ban hành và tuân thủ đúng quy trình nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của tổ chức. Trong phạm vi luận văn này, tác giả

nghiên cứu hoạt động đánh giá VC hàng năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w