7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm đánh giá viên chứ cở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Kinh nghiệm về sử dụng chủ thể tham gia đánh giá
Khi đánh giá VC hàng năm, các phòng chức năng của Bệnh viện đã quan tâm cả những ý kiến góp ý của người bệnh, người nhà bệnh nhân đối với VC. Tại Bệnh viện, những hộp thư góp ý với mong muốn thu được nhiều ý kiến đóng góp nhằm từng bước hoàn thiện công tác khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh của Bệnh
41
viện. Hộp thư góp ý nhận được cả những ý kiến của chính VC các khoa chuyên môn, các phòng ban khác góp ý cho những cá nhân cụ thể. Trong hộp thư góp ý có cả lời khen, nhưng cũng còn nhiều ý kiến giúp cho VC rút kinh nghiệm. Qua khảo sát 200 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có tới trên 80,25 % đánh giá hài lòng với thái độ, phong cách phục vụ của VC các phòng chức năng, còn lại là những ý kiến góp ý chủ yếu về cách ứng xử của VC với người bệnh, người nhà bệnh nhân. Những ý kiến này là kênh thông tin, có giá trị tham khảo cho lãnh đạo phòng khi đánh giá VC hàng năm. [16, tr.58]
- Kinh nghiệm trong sử dụng kết quả đánh giá
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kết quả đánh giá VC được sử dụng trực tiếp vào hoạt động quản lý và sử dụng VC. Cụ thể, kết quả đánh giá hàng năm đối với VC là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với VC theo quy định và theo yêu cầu nhiệm vụ của Bệnh viện. Từ đó, việc đánh giá, phân loại hằng năm đối với VC phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chính xác, khách quan, công bằng, đúng thực chất và đúng trình tự quy định. Công tác đánh giá được thực hiện đa chiều, liên tục và lượng hóa được kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng VC gắn với kết quả công tác của từng bộ phận, cơ quan, đơn vị (trên cơ sở phân tích về tổng khối lượng và tính chất, mức độ của công việc). Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện tiêu chuẩn khung năng lực vị trí việc làm của VC làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, phân loại.
Qua khảo sát về công tác đánh giá VC các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (khảo sát 142 VC các phòng chức năng của Bệnh viện) cho thấy, 100% VC cho rằng mục đích đánh giá VC tại cơ quan là cơ sở để bình xét thi đua hàng năm; Là cơ sở để quản lý VC như bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng lương trước hạn, đề bạt, khen thưởng; Để xem xét ký tiếp hợp đồng làm việc nữa hay không. Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện việc đánh giá VC còn nhằm mục đích kiểm soát và nâng cao hiệu quả làm việc cho VC, từ đó có thể đưa ra các chính sách nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của Bệnh viện, thực hiện đãi ngộ VC gắn với hiệu quả công việc. Trong các ĐVSNYTCL ở nước
42
ta, do những điều kiện khách quan và chủ quan mà không phải đơn vị nào cũng có những quan tâm thỏa đáng và thực hiện tốt công tác này. [16, tr.72]