Kinh nghiệm đánh giá viên chức tại các địa phương và đơn vị sự nghiệp Y

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 62 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm đánh giá viên chức tại các địa phương và đơn vị sự nghiệp Y

nghiệp Y tế công lập ở nước ta

Từ trước đến nay, hoạt động đánh giá VC trong các ĐNSNCL nói chung và ĐNSNYTCL nói riêng ở nước ta về cơ bản đều được thực hiện trên cơ sở pháp lý quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá VC. Tuy nhiên thời gian gần đây đã có nhiều địa phương, ĐVSNYTCL bắt đầu có những cải tiến, sáng tạo trong việc đưa ra những quy định về đánh giá VC trong phạm vị địa phương hay tại chính cơ quan, đơn vị. Đây là chuyển biến tích cực đáng ghi nhận trong việc sử dụng và quản lý VC nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu csự, sự phát triển của xã hội, của nền hành chính và nhu cầu ngày càng cao của nhân dân địa phương. Dưới đây là kinh nghiệm đánh giá VC của một số địa phương và ĐVSNYTCL ở nước ta thời gian qua:

1.4.1. Kinh nghiệm đánh giá viên chức ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Kinh nghiệm về sử dụng chủ thể tham gia đánh giá

Khi đánh giá VC hàng năm, các phòng chức năng của Bệnh viện đã quan tâm cả những ý kiến góp ý của người bệnh, người nhà bệnh nhân đối với VC. Tại Bệnh viện, những hộp thư góp ý với mong muốn thu được nhiều ý kiến đóng góp nhằm từng bước hồn thiện cơng tác khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh của Bệnh

41

viện. Hộp thư góp ý nhận được cả những ý kiến của chính VC các khoa chun mơn, các phịng ban khác góp ý cho những cá nhân cụ thể. Trong hộp thư góp ý có cả lời khen, nhưng cũng cịn nhiều ý kiến giúp cho VC rút kinh nghiệm. Qua khảo sát 200 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có tới trên 80,25 % đánh giá hài lòng với thái độ, phong cách phục vụ của VC các phòng chức năng, cịn lại là những ý kiến góp ý chủ yếu về cách ứng xử của VC với người bệnh, người nhà bệnh nhân. Những ý kiến này là kênh thơng tin, có giá trị tham khảo cho lãnh đạo phòng khi đánh giá VC hàng năm. [16, tr.58]

- Kinh nghiệm trong sử dụng kết quả đánh giá

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kết quả đánh giá VC được sử dụng trực tiếp vào hoạt động quản lý và sử dụng VC. Cụ thể, kết quả đánh giá hàng năm đối với VC là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với VC theo quy định và theo yêu cầu nhiệm vụ của Bệnh viện. Từ đó, việc đánh giá, phân loại hằng năm đối với VC phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chính xác, khách quan, cơng bằng, đúng thực chất và đúng trình tự quy định. Cơng tác đánh giá được thực hiện đa chiều, liên tục và lượng hóa được kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng VC gắn với kết quả công tác của từng bộ phận, cơ quan, đơn vị (trên cơ sở phân tích về tổng khối lượng và tính chất, mức độ của cơng việc). Lấy kết quả hồn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện tiêu chuẩn khung năng lực vị trí việc làm của VC làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, phân loại.

Qua khảo sát về cơng tác đánh giá VC các phịng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (khảo sát 142 VC các phòng chức năng của Bệnh viện) cho thấy, 100% VC cho rằng mục đích đánh giá VC tại cơ quan là cơ sở để bình xét thi đua hàng năm; Là cơ sở để quản lý VC như bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng lương trước hạn, đề bạt, khen thưởng; Để xem xét ký tiếp hợp đồng làm việc nữa hay không. Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện việc đánh giá VC cịn nhằm mục đích kiểm sốt và nâng cao hiệu quả làm việc cho VC, từ đó có thể đưa ra các chính sách nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của Bệnh viện, thực hiện đãi ngộ VC gắn với hiệu quả công việc. Trong các ĐVSNYTCL ở nước

42

ta, do những điều kiện khách quan và chủ quan mà khơng phải đơn vị nào cũng có những quan tâm thỏa đáng và thực hiện tốt công tác này. [16, tr.72]

1.4.2. Kinh nghiệm đánh giá viên chức trong các đơn vị sự nghiệp Y tế công lập tại thành phố Đà Nẵng công lập tại thành phố Đà Nẵng

Tại các ĐVSNYTCL ở thành phố Đà Nẵng, công tác đánh giá VC áp dụng phương pháp đánh giá theo kết quả công việc. Việc đánh giá được tiến hành từng tháng, căn cứ trên số lượng, khối lượng, tính chất cơng việc (VC tự thực hiện hoặc phối hợp thực hiện) đồng thời tự đánh giá mức độ cơng việc từ dễ đến khó. VC tự đánh giá kết quả cơng việc mình bằng cách cho điểm từng tiêu chí theo các biểu mẫu mà cơ quan xây dựng. VC trình bày bản tự nhận xét đánh giá trước cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tập thể cơ quan tham gia đóng góp ý kiến và thủ trưởng trực tiếp nhận xét tại cuộc họp. Người đứng đầu ĐVSNYTCL kết luận và phân loại VC thông qua cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm. Yêu cầu khi đánh giá VC là đánh giá phải làm rõ ưu, nhược điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của VC; đảm bảo khách quan, cơng bằng, chính xác, khơng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.

Cách đánh giá theo mơ hình mới này trên thực tế sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá VC cuối năm chính xác và rất thuận lợi. Ưu điểm của mơ hình đánh giá kết quả làm việc của VC ở các ĐVSNYTCL của thành phố Đà Nẵng là đề cao tính cơng khai, dân chủ; lấy kết quả cơng việc làm thước đo chính; kết quả thực thi nhiệm vụ của VC được nhìn nhận tồn diện từ nhiều phía; tạo cơ hội cho mỗi người được lắng nghe những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi công vụ theo tháng. Hàng tháng, từng VC phải chủ động xây dựng kế hoạch cơng tác tháng và hồn thành nhiệm vụ được giao, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ theo từng vị trí việc làm được giao. Đây là cơ sở giúp việc đánh giá VC cuối năm được chính xác hơn.

Từ thực tiễn áp dụng đánh giá VC trong các ĐVSNCL nói chung và ĐVSNYTCL nói riêng tại một số địa phương ở nước ta cho thấy, khơng thể chỉ có một tiêu chí đánh giá, cách thức đánh giá chung cho tất cả các vị trí việc làm, đặc

43

biệt là khi các ĐVSNCL có đặc thù nghề nghiệp khác nhau. Tùy thuộc vào từng tính chất, đặc điểm hoạt động của từng cơ quan để xây dựng các tiêu chí, cách thức đánh giá theo từng chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm nhằm đảm bảo sự khách quan, cơng bằng, chính xác, dần dần khắc phục được hạn chế đánh giá chung chung, cào bằng như thời gian qua. Bên cạnh chủ thể đánh giá là cá nhân VC và lãnh đạo đơn vị, hoạt động đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL cần có sự tham gia của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nhằm phản ánh đúng y đức cũng như tay nghề, thực tiễn khám, chữa bệnh của đội ngũ VC các khoa. Đồng thời, trong bối cảnh hiện đại hóa hành chính, cần ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quy trình đánh giá VC nhằm phát huy tính cơng khai, minh bạch, khoa học, tiết kiệm thời gian và cơng sức nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan, chính xác. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá VC phải được sử dụng vào quá trình quản lý và sử dụng VC, có như vậy mới phát huy được ý nghĩa, mục đích của cơng tác đánh giá. Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tiễn của các địa phương, cơ quan, đơn vị mà người đứng đầu ĐVSNYTCL cần nghiên cứu, kế thừa, linh động, vận dụng một cách hiệu quả những bài học kinh nghiệm từ các địa phương để áp dụng, đổi mới và cải tiến hoạt động đánh giá VC, của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.

44

TIẾU KẾT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã tập trung đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về ĐVSNYTCL, VC trong ĐVSNYTCL nhằm làm rõ đặc thù nghề nghiệp, tính chất cơng việc của VC y tế, ĐVSNYTCL so với các VC và các ĐVSNCL trong các ngành khác. Đây cũng là điểm giúp làm rõ những nội dung đánh giá VC y tế khác biệt với những VC nhóm ngành cịn lại. Chương 1 cũng đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL như: Ý nghĩa, mục đích của hoạt động đánh giá VC, mục tiêu, nội dung, tiêu chí đánh giá, phương pháp, quy trình đánh, chủ thể đánh giá VC và việc sử dụng kết quả đánh giá VC. Bên cạnh đó, trong chương 1 này, tác giả cũng đã chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thực tiễn đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ 02 bài học kinh nghiệm của một số ĐVSNYTCL nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hồn thiện cơng tác đánh giá VC của cơ quan mà tác giả nghiên cứu.

Qua phân tích, làm rõ lý luận về nội dung và quy trình đánh giá VC ngành Y tế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL, có thể thấy, hoạt động đánh giá VC là một cơng việc khó khăn và phức tạp, đây vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, đồng thời đánh giá VC cịn đóng vai trị rất quan trọng cho quá trình sử dụng và quản lý VC. Những cơ sở lý luận được xây dựng và phân tích trong chương 1 là cơ sở, nền tảng để đánh giá, đưa ra các giải pháp cho thực trạng đánh giá VC tại cơ quan mà tác giả nghiên cứu trong chương 2 và 3 của luận văn.

45

Chương 2:

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 62 - 67)