7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phân tích thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam
2.2.1. Các quy định phápluật về đánh giá viên chức tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Năm 2018 và 2019, hoạt động đánh giá VC cuối năm tại các khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới được thực hiện dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, với các căn cứ pháp lý này, Bệnh viện đã ban hành một số văn bản quy định chi tiết, cụ thể hố các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình, thẩm quyền, thời điểm đánh giá VC nhằm phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan. Có thể nói, từ khi Nghị định 90/2020/NĐ-CP ban hành thì mới bắt đầu quy định trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc ban hành quy chế để quy định cụ thể việc đánh giá, xếp loại chất lượng VC trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, tuy nhiên Bệnh viện đã đi đầu thực hiện được nội dung này từ trước năm 2018 cho đến nay.
Những quy định pháp luật của Nhà nước về đánh giá VC được Bệnh viện sử dụng và những văn bản do Bệnh viện ban hành để điều chỉnh hoạt động này gồm:
Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010
Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP
51
Kế hoạch đánh giá, phân loại công chức, viên chức người lao động năm 2018 số 4188/KH-BV ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
Kế hoạch đánh giá, phân loại công chức, viên chức người lao động năm 2019 số 4093/KH-BV ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
Năm 2020, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực từ năm 2020, do đó hoạt động đánh giá VC cuối năm tại các khoa của Bệnh
viện được tiến hành dựa trên các căn cứ pháp lý sau: Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010
Luật số 52/2014/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 09 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức
Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Quyết định số 3748/QĐ-BV ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới về việc ban hành Quy chế đánh giá, phân loại viên chức, người lao động tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.
Hướng dẫn đánh giá, phân loại viên chức, người lao động năm 2020 số 3860/HD-BV ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.
2.2.2. Chủ thể đánh giá viên chức
Căn cứ những văn bản mà Bệnh viện ban hành để hướng dẫn, quy định hoạt động đánh giá VC tại cơ quan, cùng kết quả điều tra, khảo sát trong thực tiễn mà tác giả ghi nhận được thì trong giai đoạn 2018-200, chủ thể đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (không bao gồm VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) bao gồm:
52
- Viên chức tự đánh giá
Giai đoạn 2018 đến nay, Bệnh viện đều triển khai cho VC tự đánh giá vào cuối năm cơng tác. VC tự đánh giá q trình cơng tác, kết quả thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình trên cơ sở vị trí việc làm theo nội dung các quy định về đánh giá VC trong các văn bản mà Bệnh viện ban hành trước khi lãnh đạo khoa tiến hành đánh giá. Đây vừa là kênh thông tin đầu tiên để đánh giá VC, vừa là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng. Cụ thể, năm 2018, 2019, 2020, VC các khoa tự đánh giá q trình cơng tác theo từng tiêu chí chung và xếp loại mức hoàn thành nhiệm vụ của bản thân vào Phiếu đánh giá, Phiếu cho điểm của cá nhân. Chất lượng của công việc này tùy thuộc rất lớn vào tâm lý, ý thức, trách nhiệm của bản thân VC. Nếu VC tự đánh giá trên tinh thần tự giác, trung thực thì kết quả đánh giá mới đảm bảo tính khách quan, chính xác. Ngược lại, nếu VC có tâm lý né tránh, tinh thần phê bình, tự phê bình thấp, khơng cam đảm nhận khuyết điểm hoặc không muốn việc tự đánh giá thực chất gây bất lợi cho bản thân sẽ dẫn đến thơng tin tự đánh giá khơng chính xác, khơng thực chất.
- Tập thể VC, người lao động của khoa đánh giá
Qua khảo sát cho thấy, 100% VC, người lao động các khoa đều tham gia đánh giá VC tại các cuộc họp đánh giá cuối năm. Sau khi VC hoàn thành việc tự đánh giá, lãnh đạo khoa sẽ tổ chức và chủ trì cuộc họp để VC trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp (toàn thể VC, người lao động tại khoa nơi VC làm việc) đóng góp ý kiến. VC trình bày bản đánh giá đồng thời được quyền bảo vệ cho ý kiến của mình. Điều này giúp phát huy tính dân chủ, tuy nhiên thực tế xuất phát từ tâm lý ngại va chạm, cả nể dẫn đến những những hạn chế nhất định trong thực tiễn đóng góp ý kiến đánh giá, rất ít khi tập thể đưa ra ý kiến phản đối với kết quả tự đánh giá của cá nhân VC.
Mặc dù cá nhân VC và tập thể khoa được phát huy dân chủ trong cuộc họp tuy nhiên những ý kiến của tập thể và kết quả tự đánh giá của VC chỉ dừng lại ở mức độ thảo luận, mang tính chất tham khảo chứ khơng có giá trị pháp lý, khơng quyết định đến kết quả đánh giá cuối cùng. Tính chất đánh giá dân chủ nửa vời này
53
cũng được coi là một trong những nhân tố dẫn đến hạn chế khó khắc phục của hoạt động đánh giá VC ở khá nhiều cơ quan nhà nước nói chung và Bênh viện nói riêng.
- Lãnh đạo khoa đánh giá
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, Giám đốc Bệnh viện là ngưới có thẩm quyền đánh giá VC lãnh đạo, quản lý của các khoa, còn VC lãnh đạo, quản lý của khoa trực tiếp đánh giá VC dưới quyền. Kế hoạch, Hướng dẫn đánh giá, phân loại VC hàng năm của Bệnh viện đã quy định rõ: “Giám đốc phân cấp cho các Trưởng khoa, phòng hoặc phụ trách khoa, phòng trực tiếp đánh giá VC và người lao động thuộc khoa, phòng được giao quản lý dựa các vào tiêu chí thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Đề án vị trí việc làm và nhiệm vụ được phân cơng tại khoa phịng”[8]. Chính vì kết quả tự đánh giá của VC khơng có giá trị pháp lý, do đó kết quả đánh giá cuối cùng tùy thuộc hoàn toàn vào quan điểm, quyết định của VC quản lý khoa. Lãnh đạo khoa vừa là người chủ trì cuộc họp đánh giá VC cuối năm của khoa, vừa có thẩm quyền quyết định kết quả đánh giá cuối cùng. Bên cạnh đó, ý kiến của người quản lý trực tiếp rất quan trọng đến kết quả đánh giá từng VC tại cuộc họp. Trường hợp có ý kiến trong tập thể phản đối với mức tự phân loại, đánh giá của VC nào đó thì lãnh đạo khoa có quyền làm thay đổi những ý kiến trên dựa trên nhiều lý do, thường là quan điểm, ý chí cá nhân. Trên thực tế, thơng qua kết quả điều tra khảo sát nhận thấy rằng, tại một số khoa của Bệnh viện, một bộ phận lãnh đạo khoa vẫn chưa sâu sát, thiếu quyết liệt khi đánh giá, dẫn đến việc khó
bảo đảm đánh giá đúng VC.
Có thể nói, những chủ thể đánh giá này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đánh giá VC tại các khoa. Tiêu chí đánh giá rõ ràng nhưng chủ thể đánh giá không khách quan, cơng tâm, có tâm lý thiên vị, nể nang, cảm tính sẽ làm kết quả đánh giá khơng phản ánh đúng kết quả công viêc thực tế của VC. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá VC tại các khoa có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào tâm lý mà còn phụ thuộc ở năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của chủ thể đánh giá. Hiện nay, chỉ có VC Phịng Tổ chức cán bộ của Bệnh viện mới am hiểu rõ, cập nhật các kiến thức về đánh giá VC. Trên thực tế, tại một số khoa, không chỉ VC mà một số
54
lãnh đạo khoa vẫn chưa trang bị kiến thức tường tận các quy định của pháp luật liên quan đến đánh giá VC mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đánh giá hàng năm để đánh giá.
Qua phỏng vấn chuyên viên phụ trách công tác đánh giá VC của phòng Tổ chức cán bộ tại Bệnh viện cho thấy, mặc dù đánh giá là hoạt động diễn ra thường niên nhưng năm nào chuyên viên cũng nhận và giải đáp nhiều thắc mắc của nhiều lãnh đạo khoa về một số vấn đề liên quan đến đánh giá, phân loại như tỷ lệ xếp loại VC theo các mức, đánh giá đối với trường hợp nghỉ thai sản, nghỉ không lương, trong thời gian tập sự, VC đang trong quá trình cử đi đào tạo...Thực tiễn khảo sát ý kiến của VC các khoa cũng như phỏng vấn chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ có thể rút ra, mặc dù Bệnh viện đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động đánh giá VC cuối năm nhưng vẫn còn một số VC lãnh đạo của khoa còn hạn chế trong việc tiếp thu, chưa nắm được sâu, kỹ kiến thức pháp lý liên quan đến cơng tác đánh giá VC, do đó khi triển khai đánh giá đơi khi cịn mơ hồ, lúng túng. Cũng qua kết quả khảo sát cho thấy, VC quản lý của các khoa khi thực hiện việc đánh giá thường sử dụng chủ yếu kỹ năng tổ chức cuộc họp và thu thập thông tin để phục vụ cho việc đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng.
Để làm rõ hơn năng lực, nhận thức cũng như tâm lý của chủ thể đánh giá VC cuối năm ở các khoa, tác giả đã tiến hành khảo sát 350 VC làm việc tại các khoa của Bệnh viện (không bao gồm VC lãnh đạo, quản lý) với câu hỏi: “Anh/chị có nhận xét như thế nào về chủ thể đánh giá viên chức cuối năm ở khoa?” và nhận được kết quả sau:
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát 350 viên chức các khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới về thực trạng đánh giá viên chức tại đây
Câu hỏi khảo sát: Anh/chị có nhận xét như thế nào về chủ thể đánh giá viên chức cuối năm ở khoa?
Phương án
Người đánh giá chưa nhận thức đúng về tầm
Đúng (A)
quan trọng của đánh giá viên chức hàng năm Người đánh giá còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức về hoạt động đánh giá
Người đánh giá cịn nể nang, né tránh, khơng mạnh dạn, thẳng thắn khi đánh giá đồng nghiệp Người đánh giá đã thực hiện việc đánh giá rất tốt
Thông qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 ta thấy, mặc dù đa số VC các khoa đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đánh giá VC hàng năm, tuy nhiên khi thực hiện việc đánh giá vẫn cịn tâm lý nể nang, né tránh, khơng mạnh dạn, thẳng thắn khi đánh giá đồng nghiệp (có tới 88% VC đồng ý), đồng thời người đánh giá vẫn còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức về công tác đánh giá (50,5% VC đồng ý).
2.2.3. Phương pháp đánh giá viên chức
Cũng như nhiều ĐVSNCL khác, trong giai đoạn 2018-2020, hoạt động đánh giá VC các khoa của Bệnh viện được thực hiện theo 03 phương pháp là đánh giá theo ý kiến nhận xét của tập thể, phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm và phương pháp bình bầu. Cụ thể, VC được phát một Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng VC và Phiếu chấm điểm VC. Ở Phiếu chấm điểm, VC tự cho điểm theo từng tiêu chí, tổng điểm sẽ quy ra các mức để xếp loại (nội dung, cách thức xếp loại được trình bày ở mục 2.2.4 luận văn này). Ở Phiếu đánh giá, VC viết và trình bày bản tự nhận xét, đánh giá q trình cơng tác của mình theo từng tiêu chí và tự nhận mức xếp loại. Quy định của Bệnh viện là mức xếp loại ở Phiếu đánh giá và Phiếu chấm điểm phải giống nhau. VC trình bày 02 Phiếu, đồng nghiệp trong khoa sẽ đóng góp, bổ sung ý kiến, làm rõ thêm về kết quả phấn đấu của người được đánh giá. Tiếp đó, lãnh đạo khoa sử dụng phương pháp bình bầu bằng hình thức giơ tay biểu quyết để tổng kết được số lượng người tán thành hay không tán thành với kết quả tự xếp loại của VC. Sau khi lấy ý kiến của tập thể về kết quả tự đánh giá của VC, lãnh đạo khoa xem xét, cho điểm đối với mỗi VC. Hoàn thành việc cho điểm, lãnh đạo khoa sẽ thông báo công khai giữa tập thể về kết quả đánh giá cuối cùng của từng VC. VC có quyền trình bày những ý kiến khơng tán thành về kết quả trên. Những đề đạt,
thắc mắc của VC nếu lãnh đạo khoa không giải quyết được sẽ do Giám đốc Bệnh viện là người quyết định cuối cùng.
Bệnh viện sử dụng 03 phương pháp này với mục đích phát huy tính cơng khai, dân chủ; giúp cho lãnh đạo khoa có được cái nhìn tồn diện về q trình cơng tác của VC; đồng thời tạo cơ hội cho VC tiếp nhận được những ý kiến khác nhau từ nhiều phía, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong q trình cơng tác. Muốn làm tốt phương pháp trên địi hỏi rất lớn vào tính chính xác của ý kiến tập thể, do đó, nhằm làm rõ thực tiễn việc thực hiện các phương pháp đánh giá này, tác giả đã tiếp tục khảo sát 350 VC các khoa tại Bệnh viện với câu hỏi: “Anh/chị có nhận xét như thế nào về chủ thể đánh giá VC cuối năm ở khoa?” và thu được kết quả là có đến 72,9% VC cho rằng “Người đánh giá cịn nể nang, né tránh, không mạnh dạn, thẳng thắn khi đánh giá đồng nghiệp”. Có thể nói, khơng chỉ riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới mà nhiều ĐVSNCL khác, mặc dù 03 phương pháp trên được sử dụng chủ yếu để đánh giá VC nhưng thực tiễn thực hiện còn nhiều bất cập, cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo, tuy nhiên 03 phương pháp này vẫn đang phù hợp với đặc điểm nền hành chính nước ta và quy định của pháp luật do đó vẫn được sử dụng trong một thời gian dài.