7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện
3.2.4. Hồn thiện quy trình đánh giá theo hướng huy động sự tham gia của
của người bệnh vào hoạt động đánh giá viên chức
Kế hoạch đánh giá VC hàng năm mà Bệnh viện ban hành đã quy định quy trình đánh giá VC khơng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có sự tham gia của 03 chủ thể là cá nhân VC, tập thể VC, người lao động của khoa, lãnh đạo khoa. Tác giả đề nghị bổ sung thêm chủ thể đánh giá VC tại các khoa cần có sự tham gia của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân – những người phản ánh chính xác nhất thực tiễn làm việc của VC (thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm, tay nghề, chất lượng khám, chữa bệnh). Thái độ phục vụ nhân dân là nội dung đánh giá VC hàng năm, Điểm c Khoản 5 Điều 17 Luật Viên chức 2010 quy định nghĩa vụ của VC trong hoạt động
98
nghề nghiệp đó là: “Khơng hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân”. Như vậy, sự tham gia của nhân dân vào quá trình đánh giá VC được luật hóa, vì vậy việc nghiên cứu để mở rộng sự tham gia của nhóm chủ thể này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. “Nhân dân” trong hồn cảnh này khơng ai khác chính là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Mở rộng sự tham gia của người bệnh vào quá trình đánh giá VC với tư cách là chủ thể thứ tư sẽ giúp kết quả đánh giá khách quan, chính xác hơn nhờ khai thác được các thơng tin về thực tiễn q trình khám, chữa bệnh của VC các khoa như thái độ khi tư vấn, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân và tay nghề, kết quả chẩn đoán, điều trị. Những ý kiến đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không chỉ là kênh thơng tin có giá trị tham khảo rất lớn, thiết thực đối với lãnh đạo khoa, mà còn là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng để cho thấy tính chính xác, khách quan.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hồn thiện quy trình đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới theo 09 bước mà tác giả đã xây dựng và trình bày ở mục 1.2.7 trong Chương 1. Đồng thời, quy trình đánh giá VC phải kết hợp, đảm bảo việc hoàn thiện các nội dung về tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá mà tác giả đã phân tích trong xuyên suốt nội dung mục 3.2.3 nhằm
hướng đến mục tiêu kết quả đánh giá đảm bảo sự khách quan và chính xác ở mức tối đa.
Để việc huy động sự tham gia của người bệnh vào quá trình đánh giá VC các khoa đạt hiệu quả, cần lưu một số điểm sau:
- Cần nghiên cứu đưa tiêu chí đánh giá này vào nội dung đánh giá VC các
khoa, tuy nhiên trọng số điểm của tiêu chí này phải nhỏ hơn tiêu chí kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC.
- Ý kiến đánh giá từ kênh thông tin này nên được thu thập gián tiếp để tránh bị chi phối bởi yếu tố tâm lý (thơng qua hệ thống đường dây nóng của Bệnh viện, hịm thư góp ý ở từng khoa, hệ thống đánh giá trực tuyến…).
- Để sự tham gia của người bệnh trong hoạt động đánh giá VC có hiệu quả có thể sử dụng các hình thức sau: phỏng vấn, lập phiếu khảo sát, hịm thư góp ý, sử dụng các phần mềm đánh giá hiện đại…
- Có cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích của người bệnh khi tham gia đánh giá VC, đặc biệt là yếu tố bảo mật thông tin người bệnh để người bệnh được n tâm, tích cực đóng góp ý kiến, đồng thời tránh tình trạng những ý kiến, đánh giá thấp của của người bệnh đối với VC làm ảnh hưởng tiêu cực đến thực tiễn tâm lý, thái độ hay những yếu tố phát sinh khác khi VC đó khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
Tóm lại, để góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp của VC, cần phải đổi mới quy trình đánh giá VC trong các bệnh viện cơng lập, trong đó có Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, các quy trình đánh giá VC phù hợp bởi đánh giá đúng VC chính là bước đi cơ bản trong tiến trình chun nghiệp hóa đội ngũ VC y tế và xây dựng thành công hệ thống bệnh viện công lập, một lĩnh vực dịch vụ công rất quan trọng đối với mọi người dân.