Nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của các chủ thể trong đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 122)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của các chủ thể trong đánh giá

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện

3.2.1.Nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của các chủ thể trong đánh giá

viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong thời gian tới

3.2.1. Nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của các chủ thể trongđánh giá viên chức đánh giá viên chức

Một là, nâng cao nhận thức của chủ thể đánh giá:

Đánh giá con người nói chung và đánh giá VC nói riêng là việc khó khăn do ảnh hưởng tâm lý, văn hóa và mối quan hệ con người với con người bên trong và bên ngoài tổ chức; do các tiêu chí khó để lượng hóa cụ thể kết quả cơng việc ở nhiều vị trí việc làm trong bệnh viện cơng lập - nhất là ở các khoa chuyên mơn. Bên cạnh đó, đánh giá VC lại liên quan đến sự phát triển, uy tín, danh dự của từng VC và sự phát triển tổ chức vì mỗi VC nếu được đánh giá khách quan sẽ giúp VC biết mình đang ở đâu, cần phải làm gì để đạt mục đích cá nhân cũng như của tổ chức, làm cho bản thân có động lực làm việc, đồng thời giúp VC thấy mình được tơn vinh đúng mức.

Hoạt động đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới phải được thống nhất từ lãnh đạo Bệnh viện đến lãnh đạo khoa và tới từng VC thừa hành, tránh nể nang, chủ quan, duy ý chí, dĩ hịa vi q; tránh hiện tượng nhường nhau danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc tâm lý chỉ tôn vinh người lãnh đạo, quản lý…để tránh làm cho kết quả đánh giá trở thành hình thức. Đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng, sẽ làm cho bầu khơng khí tổ chức, văn hóa tổ chức phát triển; ngược lại, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá VC khơng chuẩn xác sẽ gây mất đồn kết nội bộ, triệt tiêu động lực làm việc của cá nhân, đặc biệt là trong công tác khen thưởng, thăng hạng, nâng lượng, quy hoạch, đề bạt. Vì vậy, kết quả đánh giá VC đóng vai trị quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý VC từ quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đến việc thực hiện các chính sách và khen thưởng, kỷ luật; việc đánh giá khách quan cịn góp phần phát triển cá nhân VC và cả tổ chức vì nhân tố con ngừời quyết định đến hiệu quả tổ chức.

Đặc biệt, nâng cao nhận thức của chủ thể đánh giá trong hoạt động đánh giá VC là nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trị của đánh giá kết quả thực hiện cơng

86

việc của VC. Muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động đánh giá VC theo kết quả cơng việc thì việc nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của đánh giá kết quả thực hiện công việc của VC các khoa với Bệnh viện nói chung và bản thân VC nói riêng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Phải phát huy tính chủ động của người quản lý trong việc sẵn sàng thực hiện mơ hình này nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ VC. Cụ thể:

- Trước hết, cần làm cho VC hiểu được ý nghĩa của hoạt động đánh giá kết quả công việc của họ đối với khoa, Bệnh viện và đối với bản thân, từ đó có trách nhiệm hơn khi tham gia vào quy trình đánh giá; xây dựng văn hóa khách quan trong đánh giá VC hàng năm, từng bước thay đổi cách thức làm việc từ chủ yếu dựa trên quan hệ tình cảm sang lối làm việc khách quan, vì việc chứ khơng vì người.

- Về phía các lãnh đạo khoa, trước hết phải đi đầu trong việc chủ động nghiên cứu về mặt lý luận, khoa học song song với đó đúc kết kinh nghiệm thực tiễn (có thể là kinh nghiệm từ những khoa của Bệnh viện khác) nhằm mục đích hiểu đúng, hiểu rõ về những lợi ích thật sự mà cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của VC mang lại và từ đó tìm ra cách thức, giải pháp để thực hiện tốt hơn hoạt động đánh giá VC để phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của Bệnh viện. Khi hiểu đúng, hiểu rõ vấn đề, người đứng đầu tiếp tục tuyên truyền, vận động, thuyết phục cấp dưới làm theo. Trong chỉ đạo, điều hành hoạt động chuyên môn của từng khoa, người đứng đầu phải chú trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của được giao của từng VC, coi hiệu quả công việc là căn cứ quan trọng trong đánh giá. Đồng thời, vai trò làm gương của lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của VC về đánh giá kết quả thực hiện công việc.

- Đối với VC thừa hành, đánh giá kết quả thực hiện công việc luôn là cơ hội tốt để bản thân VC nhận biết những ưu, khuyết điểm của bản thân trong q trình khám, chữa bệnh. Vì vậy, cần có trách nhiệm hơn khi tham gia tự nhận xét, đánh giá, bám sát kết quả đạt được trong công việc với kết quả mà khoa mong đợi; phải nhận thức rõ chỉ có phấn đấu trong chun mơn, nghiệp vụ mới có cơ hội thăng tiến phát triển trong nghề nghiệp.

87

Hai là, nâng cao kỹ năng của chủ thể đánh giá:

Một trong những hạn chế trong thực tiễn đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới thời gian qua đó là kỹ năng đánh giá của chủ thể đánh giá (lãnh đạo khoa). Trong quá trình đánh giá, với tư cách là người hướng dẫn thực thi công việc vừa với tư cách là người đánh giá, chủ thể đánh giá là lãnh đạo khoa cần được đào tạo, hoàn thiện thêm các kỹ năng sau :

- Kỹ năng truyền đạt thông tin: Lãnh đạo khoa cần rèn luyện, hồn thiện kỹ năng truyền đạt thơng tin để VC trong khoa nắm đúng, đủ những quy định, yêu cầu khi thực hiện việc đánh giá, giúp VC tránh sự mơ hồ, lúng túng và nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá. Ngoài ra, kỹ năng này cịn giúp cho lãnh đạo khoa có thể truyền đạt những thơng tin về mục tiêu công việc, những thông tin về chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng một cách rõ ràng.

- Kỹ năng quan sát: Lãnh đạo khoa phải có kỹ năng quan sát hành vi ứng xử và những việc làm của các VC của khoa trong công việc hàng ngày để thu thập được các thông tin về họ và cơng việc đang làm của họ một cách chính xác.

- Kỹ năng phân tích: chủ thể đánh giá cần có kỹ năng này để có thể xác định cơ hội cho cá nhân VC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của VC và quyết định xem khi nào cần hỗ trợ phát triển năng lực cho VC để VC hồn thành tốt cơng việc.

- Kỹ năng đối thoại: Lắng nghe một cách thực sự với thái độ tích cực là kỹ năng cần thiết đối với bất cứ một nhà quản lý nào; lãnh đạo khoa cần để cho cấp dưới có cơ hội trình bày quan điểm, suy nghĩ, đề xuất...về những vấn đề mà VC quan tâm về công việc và q trình thực thi cơng việc.

- Kỹ năng huấn luyện: Lãnh đạo khoa có trách nhiệm giúp các VC trong khoa hồn thành cơng việc. Muốn vậy phải biết cách huấn luyện VC cấp dưới để họ thực hiện được công việc theo đúng định hướng kết quả tiêu mà tổ chức đã đề ra. Các nhà quản lý khơng chỉ có trách nhiệm tích cực tạo ra mơi trường phù hợp cho huấn luyện mà cịn phải có những kỹ năng cần thiết để hướng dẫn, kèm cặp VC cấp dưới.

88

Ba là, nâng cao trách nhiệm của chủ thể đánh giá:

Thẩm quyền đánh giá VC các khoa thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng VC - trước hết là lãnh đạo khoa và cuối cùng là Giám đốc Bệnh viện. Đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chính là nhấn mạnh đến vai trị, chức năng, nhiệm vụ quản lý của lãnh đạo trong đơn vị, từ lập kế hoạch - kiểm tra - giám sát đến đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC.

Để khắc phục yếu tố chủ quan, cảm tính, bảo đảm hiệu quả đánh giá VC, lãnh đạo khoa, lãnh đạo Bệnh viện cần quyết tâm, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu trong đánh giá VC như:

- Cần phải có đủ thơng tin về VC được đánh giá, trong đó kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC được đánh giá, so sánh, đối chiếu với yêu cầu của vị trí việc làm, với chức danh nghề nghiệp của VC đang hưởng và kế hoạch được giao.

- Phải nghiêm túc chấp hành bộ tiêu chí đánh giá VC đã đề ra. Qua thực tiễn đánh giá, điểm nào trong bộ tiêu chí chưa phù hợp thì sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- Xác định được kết quả mong đợi ở từng vị trí cơng việc mà VC đảm nhận (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh…), xác định tiêu chí đánh giá gắn với các chỉ số giúp đo lường kết quả. Vai trò của lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo khoa ở đây thể hiện trên các khía cạnh: Một là trách nhiệm của họ trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng vị trí cơng việc trong mỗi khoa; Hai là, chủ thể có thẩm quyền quyết định kết quả đánh giá cuối cùng và các quyết định nhân sự tiếp theo. Cụ thể, lãnh đạo khoa có sự am hiểu từng vị trí cơng việc trong khoa, từ đó thiết lập các tiêu chí cụ thể để đánh giá đảm bảo có sự phù hợp, các tiêu chí đánh giá được theo dõi để có sự điều chỉnh khi cần thiết. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá ấy, lãnh đạo khoa có căn cứ để đưa ra các kết luận đánh giá khách quan, cơng bằng. Tóm lại, cần đề cao vai trò của người đứng đầu, vai trị của cấp ủy Đảng trong cơng tác đánh giá; Hai là, trong nhiệm vụ đánh giá VC, căn cứ vào kết quả thực thi nhiệm vụ để làm tiêu chí đánh giá địi hỏi người đứng đầu phải theo dõi việc thực thi

nhiệm vụ của VC hàng ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý mới chính xác. [2, tr.3]

89

- Lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo các khoa cần đi đầu trong việc chủ động nghiên cứu khoa học, lý luận, song song với đúc rút kinh nghiệm thực tiễn (có thể là kinh nghiệm của những địa phương ĐVSNYTCL khác).

- Đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chính là nhấn mạnh

đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý của lãnh đạo trong đơn vị, từ lập kế hoạch

- kiểm tra - giám sát đến đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC. Lãnh đạo

khoa trước khi đánh giá VC dưới quyền cần lắng nghe thêm các ý kiến, luồng dư luận liên quan đến VC được đánh giá; khuyến khích tranh luận cơng khai về kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC khi cần thiết; phải kiên quyết loại bỏ lợi ích nhóm, bệnh thành tích, sợ mất lịng, nể nang, né tránh thì việc đánh giá viên sẽ nghiêm túc, hiệu quả, tâm phục, khẩu phục.

- Vai trò làm gương của lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo các khoa trong việc thay đổi nhận thức của VC về đánh giá kết quả thực hiện công việc. Cụ thể, trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của khoa và Bệnh viện, lãnh đạo các cấp phải chú trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của VC các khoa, coi hiệu quả công việc là căn cứ quan trọng trong đánh giá. Trường hợp VC bị phía bệnh nhân,

đồng nghiệp phản ánh, kiến nghị hoặc công việc chưa đáp ứng yêu cầu, lãnh đạo khoa phải có biện pháp xử lý ngay, đồng thời cơng khai hình thức xử lý trước tập thể và lưu ý để cuối năm đưa vào đánh giá. Đây vừa là biện pháp chấn chỉnh cách thức làm việc của VC, vừa góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ VC các khoa về tầm quan trọng của kết quả thực hiện công việc. Ngược lại, nếu lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo các khoa không nghiêm túc đối với những trường hợp này sẽ dẫn đến việc VC cấp dưới cho rằng việc kết quả công việc không đạt như mong đợi cũng không gây ra hiệu quả nghiêm trọng, không bị xử lý, dần dần dẫn đến việc lặp đi lặp lại cách làm việc qua loa, hình thức.

- Lãnh đạo khoa trước khi đánh giá VC cần lắng nghe thêm các ý kiến, luồng

dư luận liên quan đến VC được đánh giá; phát động các thành viên tham gia đánh giá dám nói thẳng, nói thật, tranh luận công khai về kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC (khi cần thiết). Người có trách nhiệm đánh giá VC cần dũng cảm, thẳng thắn

90

đưa ra quyết định đánh giá, dám chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá VC, đối thoại khi có ý kiến chưa đồng thuận; chấn chỉnh những tư tưởng, nhận thức không đúng, không nghiêm túc trong đánh giá VC. Lãnh đạo các cấp của Bệnh viện phải kiên quyết loại bỏ lợi ích nhóm, tư tưởng sợ mất phiếu bầu, sợ mất lòng, nể nang, né tránh; vượt lên sự cám dỗ (nếu có)...thì việc đánh giá VC sẽ nghiêm túc, hiệu quả, tâm phục, khẩu phục.

Như vậy, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới phải được thống nhất từ lãnh đạo Bệnh viện đến lãnh đạo khoa và tới từng VC, loại bỏ sự nể nang, chủ quan, duy ý chí, dĩ hịa vi quý; tránh hiện tượng nhường nhau danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc chỉ “tôn vinh” lãnh đạo; tránh làm cho kết quả đánh giá trở thành hình thức. Đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng, sẽ làm cho bầu khơng khí tổ chức, văn hóa tổ chức phát triển; ngược lại, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá VC không chuẩn xác sẽ gây mất đoàn kết nội bộ, triệt tiêu động lực làm việc của tập thể.

3.2.2. Hồn thiện nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá viên chức

Muốn hồn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá VC nói chung và VC y tế nói riêng địi hỏi mọi yếu tố cấu thành nên hoạt động này gồm nội dung, tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá đều phải được cải cách, chi tiết hóa. Cụ thể:

3.2.2.1. Về nội dung, tiêu chí đánh giá

Một là, phân biệt rõ nội dung đánh giá và tiêu chí đánh giá. Trong các

ĐVSNCL nói chung và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới nói riêng, việc đánh giá VC thường có sự nhầm lẫn giữa nội dung và tiêu chí đánh giá. Thực tế cho thấy, nội dung là những vấn đề chung, cơ bản, có tính khái qt cao trong khi mỗi VC đều có chức trách, nhiệm vụ riêng, vì thế cần có những tiêu chí cụ thể để đánh giá đối với từng người. Các tiêu chí sẽ là cơ sở để đánh giá chính xác VC đạt được bao nhiêu điểm, là cơ sở để so sánh các VC với nhau. Việc nhầm lẫn giữa nội dung và tiêu chí đánh giá này sẽ gây khó khăn cho các khoa khi đánh giá với những nội dung cịn mang định tính nhiều hơn.

91

Hai là, đánh giá VC theo kết quả hiện nhiệm vụ, nghĩa là lấy tiêu chí kết quả,

hiệu quả làm việc của VC làm thước đo chính. Kết quả cơng việc là tổng hợp khả năng tư duy, trình độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp, xử lý cơng việc và qua đó thể hiện năng lực, kết quả làm việc, phẩm chất đạo đức của VC. Thời gian qua, một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập trong đánh giá VC các khoa của Bệnh viện hiện nay là do cách thức đánh giá chủ yếu chú trọng vào đặc điểm cá nhân của VC, chưa chú trọng vào công việc mà VC thực hiện. Do đó, hồn thiện tiêu chí đánh giá theo hướng lấy tiêu chí kết quả, hiệu quả làm việc của VC làm thước đo chính là một trong những định hướng giải pháp trọng tâm đổi mới hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 122)