7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện
3.2.2.2. Về phương pháp đánh giá
Việc hoàn thiện đánh giá VC các khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cần gắn với việc đổi mới các phương pháp đánh giá sau:
Thứ nhất, đối với phương pháp tự nhận xét: Bên cạnh việc thực hiện tự đánh
giá thông qua Phiếu đánh giá và Phiếu chấm điểm mà Bệnh viện thực hiện hàng năm, cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm và ý thức của từng VC nhằm đảm bảo VC được đánh giá theo những yếu tố khách quan, không dựa vào yếu tố chủ quan, duy ý chí của cá nhân VC. Tóm lại, thực hiện hiệu quả phương pháp này gắn với việc nâng cao nhận thức của chủ thể đánh giá mà tác giả đã trình bày ở mục 3.2.1.
Thứ hai, đối với phương pháp đánh giá dựa trên ý kiến nhận xét của tập thể:
Qua phân tích thực trạng phương pháp đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới thời gian qua cho thấy, việc đánh giá VC theo phương pháp này còn chưa thực sự có hiệu quả, phần lớn do ảnh hưởng của tâm lý, văn hóa người Việt Nam, đây cũng là biểu hiện của sự kém chuyên nghiệp của nền hành chính nước ta. Tuy nhiên, nhìn chung thì phương pháp này vẫn phù hợp với điều kiện của tổ chức bộ máy nhà nước ta; đồng thời phương pháp này hiện vẫn đang được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, việc thực hiện phương pháp này là bắt buộc, vấn đề là làm cho phương pháp này hiệu quả. Nhiệm vụ hàng đầu là cần quán triệt với VC ngay từ đầu, tránh đánh giá theo ý kiến chủ
94
quan, thiên vị, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tác động nhận thức, tư tưởng VC về vai trị, vị trí của hoạt động đánh giá và hệ thống tiêu chí đánh giá xác định kết quả xếp loại nhằm đưa ra kết quả đánh giá VC khách quan, cơng bằng. Đồng thời nhanh chóng thay đổi, cải cách văn hóa cơng sở theo hướng khắc phục tâm lý “dĩ hòa vi quý”, cả nể, hạn chế trong phê bình và tự phê bình, xu hướng đám đơng…để việc bình bầu kết quả đánh giá VC được thực hiện trên khơng khí dân chủ, khách quan, tích cực.
Thứ ba, đối với phương pháp 360 độ: Phương pháp này gắn với việc huy
động, khai thác nhiều chủ thể khác nhau khi đánh giá VC các khoa, thay vì chỉ có cá nhân VC, tập thể và lãnh đạo khoa như thời gian qua Bệnh viện đã thực hiện. Đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, một ĐVSNYTCL với hoạt động chính là khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân thì khách hàng chủ yếu chính là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Do đó sử dụng phương pháp 360 độ trong đánh giá VC gắn với khai thác kênh thông tin từ chủ thể đánh giá là những bệnh nhân và người bệnh nhân đang điều trị tại các khoa của Bệnh viện. Cách thức, vai trò và yêu cầu khi huy động sự tham gia của chủ thể này sẽ được tác giả trình bày cụ thể ở mục 3.2.5.
Thứ tư, đối với phương pháp đánh giá theo tiêu chí và cho điểm: Trong
phương pháp này, căn cứ các tiêu chí cùng trọng số đã xây dựng ở bảng 3.1, tác giả đề xuất thực hiện như sau:
- Không cần sử dụng Phiếu chấm điểm như thời gian qua Bệnh viện đã triển khai, thay vào đó là chấm điểm theo bảng 08 tiêu chí trên. Thống nhất mức xếp loại theo tổng điểm mà Bệnh viện đã quy định (đã trình bày ở mục 2.2.2 của Chương 2). Tổng điểm của 08 tiêu chí là 100 điểm, chia đều cho 8 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 12,5 điểm. Nếu tiêu chí nào khơng đáp ứng sẽ tính 0 điểm (ví dụ, người bệnh đánh giá VC nào đó khơng tốt thì tiêu chí thứ 8 ở bảng 3.1 là 0 điểm). Tổng điểm của mỗi VC sẽ khác nhau ở trọng số nên tổng điểm ở mỗi VC sẽ không giống nhau. Phương pháp tính điểm này kết hợp được phương pháp phân tích định lượng (phương pháp
95
đánh giá cho điểm) cùng với phương pháp 360 độ và cho kết quả ưu việt hơn, có khả thi trong thực hiện.
- Muốn triển khai có hiệu quả phương pháp này địi hỏi Bệnh viện phải triển khai một cách đồng bộ các công việc. Trước hết là việc thống nhất nhận thức của VC trong các khoa, sau đó phải xác định được khối lượng cơng việc của từng vị trí việc làm để làm cơ sở đánh giá những tiêu chí quan trọng có thể định lượng. Căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu hạng VC để hồn thiện bảng mơ tả cơng việc cho từng vị trí chức danh làm cơ sở cho việc đánh giá sát với thực tế, thực sự khách quan, công khai và dân chủ. Như vậy, mỗi VC sẽ được xác định một khối lượng công việc nhất định và kết quả thực hiện đến đâu, tiến độ và chất lượng như thế nào sẽ là cơ sở để đánh giá VC. Bằng phương pháp này thì các yếu tố như cảm tính, định kiến hay thiên vị sẽ bị hạn chế tối đa, đảm bảo cho cơng tác đánh giá được chính xác, hiệu quả. Tương ứng với mỗi vị trí việc làm là khối lượng công việc mà VC phải đảm nhận. Những nhiệm vụ này được định lượng cụ thể bằng những con số có thể kiểm định một cách dễ dàng. Cuối mỗi tháng, quý hay năm, trên cơ sở những nhiệm vụ đã được định lượng đó, đơn vị quản lý VC đánh giá bằng cách cho điểm tương ứng với kết quả mà VC đã đạt được so với yêu cầu đề ra.
- Đối với tỷ lệ VC xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”: Tiếp tục duy trì
quy định mà Bệnh viện đã triển khai thời gian quan là: Số lượng VC, người lao động của khoa xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không được vượt quá 20% số được xếp loại “Hồn thành tốt nhiệm vụ” (đối với khoa có dưới 05 người xếp loại “Hồn thành tốt nhiệm vụ” thì chọn 01 người “Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện. Cịn các mức độ khác như “Hồn thành tốt nhiệm vụ”, “Hồn thành nhiệm vụ” và “Khơng hoàn thành nhiệm vụ” cũng được căn cứ trên điểm số đạt được.
Tóm lại, để cơng tác đánh giá VC các khoa đạt hiệu quả, đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới hoạt động đánh giá theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cần đa dạng hóa các phương pháp đánh giá VC; lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và linh hoạt. Nghĩa là, tùy theo tính chất, quy mơ và đặc điểm của từng vị trí cơng
việc mà xác định một phương pháp đánh giá chủ đạo, đồng thời kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp đánh giá khác. Trong đó, có thể sử dụng phương pháp đánh giá theo mục tiêu làm phương pháp chủ đạo, kết hợp với phương pháp cho điểm và ý kiến nhận xét. Đồng thời, kết hợp phương pháp phản hồi 360 độ và phương pháp tiêu chuẩn cơng việc đối với các vị trí cơng việc có tiếp xúc trực tiếp với người dân. [36, tr.6]
3.2.3. Đánh giá viên chức gắn với hồn thiện, áp dụng Đề án vị trí việc làm
Một là, hồn thiện danh mục hệ thống vị trí việc làm và chức danh nghề
nghiệp trong Đề án vị trí việc làm. Nội dung Đề án phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung hàng năm để đảm báo bám sát và phù hợp với thực tiễn cơng việc, tính chất tổ chức và hoạt động của các khoa trong từng năm, giai đoạn. Chất lượng mức độ hồn thiện, tính chính xác, phù hợp của Danh mục hệ thống vị trí việc làm, Bản mơ tả cơng việc với những mô tả chi tiết công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm là nền móng quan trọng, là cơ sở cho việc đánh giá VC.
Hai là, áp dụng nội dung Đề án vị trí việc làm để xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá cho từng vị trí việc làm, chức danh VC trong các khoa. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 về vị trí việc làm và số lượng viên chức. Ngay từ thời kỳ đầu của việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, Bệnh viện đã triển khai rất tốt vào các hoạt động tuyển dụng, quản lý, sử dụng VC. Do đó, đối với hoạt động đánh giá VC, thời gian tới, lãnh đạo Bệnh viện cần quyết tâm, đi đầu hơn nữa trong việc áp dụng Đề án này để đánh giá VC đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở quy định của Nghị định mới. Chỉ có như vậy thì việc đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp của VC mới khắc phục được tính định tính, cảm tính và đo đếm mức độ hồn thành nhiệm vụ sẽ rõ ràng hơn. Một vấn đề nữa là, tiêu chí đánh giá của Bệnh viện đã ngày càng được lượng hóa ở mức tối đa hơn tuy nhiên vẫn trên thực tế vẫn chưa đánh giá được chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi vị trí, chức danh. Tính chất cơng việc của mỗi chức danh trong các khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới là hoàn toàn khác nhau từ chức
97
năng, nhiệm vụ, mức độ phức tạp, trình độ…nên yêu cầu đặt ra là cần phải có tiêu chuẩn, định mức riêng đối với mỗi loại cơng việc thì mới có thể lượng hóa, đo lường được. Do đó trong tương lai, khi có đủ thời gian và điều kiện, căn cứ Đề án vị trí việc làm, Bênh viện cần cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá bằng cách xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với từng vị trí việc làm nhằm giúp cho công tác đánh giá đạt được mức chuẩn xác nhất, khắc phục được những hạn chế về tiêu chí đánh giá như thời gian qua.
Tóm lại, đánh giá VC theo kết quả thực thi nhiệm vụ là một cách tiếp cận, một phương pháp quản lý mang tính tổng thể, chuyển từ quản lý và đánh giá đặc điểm cá nhân VC sang đánh giá trực tiếp những kết quả mà họ đã thực hiện được trên thực tế. Do đó, để đảm bảo chuyển đổi được cách thức đánh giá này, cần thực hiện một số công đoạn quan trọng trong công tác quản lý VC trên cơ sở chất lượng của Đề án vị trí việc làm như: thực hiện phân tích cơng việc nhằm xác định vị trí việc làm; mơ tả cơng việc theo từng vị trí việc làm (việc mơ tả này càng chi tiết thì khi tiến hành đánh giá càng thuận lợi như: tên công việc, sản phẩm công việc, số lượng và chất lượng sản phẩm đạt được; thời gian hồn thành cơng việc và những giải pháp sáng tạo trong công việc,...); xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc và các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc; đo lường kết quả thực hiện công việc và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ để phân loại VC. [36, tr. 5]
3.2.4. Hồn thiện quy trình đánh giá theo hướng huy động sự tham gia của người bệnh vào hoạt động đánh giá viên chức của người bệnh vào hoạt động đánh giá viên chức
Kế hoạch đánh giá VC hàng năm mà Bệnh viện ban hành đã quy định quy trình đánh giá VC khơng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có sự tham gia của 03 chủ thể là cá nhân VC, tập thể VC, người lao động của khoa, lãnh đạo khoa. Tác giả đề nghị bổ sung thêm chủ thể đánh giá VC tại các khoa cần có sự tham gia của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân – những người phản ánh chính xác nhất thực tiễn làm việc của VC (thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm, tay nghề, chất lượng khám, chữa bệnh). Thái độ phục vụ nhân dân là nội dung đánh giá VC hàng năm, Điểm c Khoản 5 Điều 17 Luật Viên chức 2010 quy định nghĩa vụ của VC trong hoạt động
98
nghề nghiệp đó là: “Khơng hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân”. Như vậy, sự tham gia của nhân dân vào quá trình đánh giá VC được luật hóa, vì vậy việc nghiên cứu để mở rộng sự tham gia của nhóm chủ thể này là hồn tồn phù hợp với quy định của pháp luật. “Nhân dân” trong hồn cảnh này khơng ai khác chính là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Mở rộng sự tham gia của người bệnh vào quá trình đánh giá VC với tư cách là chủ thể thứ tư sẽ giúp kết quả đánh giá khách quan, chính xác hơn nhờ khai thác được các thơng tin về thực tiễn q trình khám, chữa bệnh của VC các khoa như thái độ khi tư vấn, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân và tay nghề, kết quả chẩn đoán, điều trị. Những ý kiến đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không chỉ là kênh thơng tin có giá trị tham khảo rất lớn, thiết thực đối với lãnh đạo khoa, mà còn là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng để cho thấy tính chính xác, khách quan.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hồn thiện quy trình đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới theo 09 bước mà tác giả đã xây dựng và trình bày ở mục 1.2.7 trong Chương 1. Đồng thời, quy trình đánh giá VC phải kết hợp, đảm bảo việc hồn thiện các nội dung về tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá mà tác giả đã phân tích trong xuyên suốt nội dung mục 3.2.3 nhằm
hướng đến mục tiêu kết quả đánh giá đảm bảo sự khách quan và chính xác ở mức tối đa.
Để việc huy động sự tham gia của người bệnh vào quá trình đánh giá VC các khoa đạt hiệu quả, cần lưu một số điểm sau:
- Cần nghiên cứu đưa tiêu chí đánh giá này vào nội dung đánh giá VC các
khoa, tuy nhiên trọng số điểm của tiêu chí này phải nhỏ hơn tiêu chí kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC.
- Ý kiến đánh giá từ kênh thông tin này nên được thu thập gián tiếp để tránh bị chi phối bởi yếu tố tâm lý (thơng qua hệ thống đường dây nóng của Bệnh viện, hịm thư góp ý ở từng khoa, hệ thống đánh giá trực tuyến…).
- Để sự tham gia của người bệnh trong hoạt động đánh giá VC có hiệu quả có thể sử dụng các hình thức sau: phỏng vấn, lập phiếu khảo sát, hịm thư góp ý, sử dụng các phần mềm đánh giá hiện đại…
- Có cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích của người bệnh khi tham gia đánh giá VC, đặc biệt là yếu tố bảo mật thông tin người bệnh để người bệnh được yên tâm, tích cực đóng góp ý kiến, đồng thời tránh tình trạng những ý kiến, đánh giá thấp của của người bệnh đối với VC làm ảnh hưởng tiêu cực đến thực tiễn tâm lý, thái độ hay những yếu tố phát sinh khác khi VC đó khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
Tóm lại, để góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp của VC, cần phải đổi mới quy trình đánh giá VC trong các bệnh viện cơng lập, trong đó có Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, các quy trình đánh giá VC phù hợp bởi đánh giá đúng VC chính là bước đi cơ bản trong tiến trình chun nghiệp hóa đội ngũ VC y tế và xây dựng thành công hệ thống bệnh viện công lập, một lĩnh vực dịch vụ công rất quan trọng đối với mọi người dân.
3.2.5. Sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá viên chức hàng năm cho hoạt động đánh giá viên chức động đánh giá viên chức
Thời gian qua, Bệnh viện Hữu nghi Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đã thực hiện khá tốt, kịp thời việc sử dụng kết quả đánh giá VC vào quá trình quản lý, sử dụng và thực hiện các chính sách đối với VC. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả hơn nữa, đồng thời giúp tạo động lực làm việc cho VC, tạo ra sự cạnh tranh, phấn đấu về