Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 114 - 119)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá về thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Hữu nghị Việt

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên

Thứ nhất, nguyên nhân phần lớn thuộc yếu tố chủ quan, đó là con người.

Tâm lý của con người nói chung, VC nói riêng đều chịu sự chi phối, tác động qua lại, biện chứng của các yếu tố như văn hóa truyền thống, văn hóa cơng sở, ở đây chính là tâm lý nể nang, sợ mất lòng, dĩ hòa vi quý, tinh thần phê bình và tự phê bình thấp, bệnh thành tích vẫn cịn tồn tại. Qua khảo sát, có đến 82% VC các khoa của Bệnh viện cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế triển khai đánh giá VC cuối năm.

Thứ hai, liên quan đến mức độ hoàn thiện của pháp luật. Năm 2018, 2019,

các tiêu chí cịn mang tính định tính cao, chưa cụ thể, rõ ràng là do quy định của pháp luật về đánh giá VC còn nhiều bất cập. Đến năm 2020, Nghị định mới ban hành đã lượng hóa các tiêu chí ở mức tối đa, tuy nhiên vẫn cịn nhiều tiêu chí khó xác định, khó thực hiện.

Thứ ba, chưa phát huy, sử dụng hiệu quả Đề án vị trí việc làm vào cơng tác

đánh giá. Đề án vị trí việc làm của Bệnh viện được đưa vào sử dụng một thời gian dài với đầy đủ khung năng lực, bản mơ tả cơng việc cho từng vị trí tuy nhiên Bệnh viện chưa tích cực tận dụng thành công của Đề án này để xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá nhằm phù hợp với từng chức danh, công việc của VC.

Thứ tư, chưa có quy định cụ thể về đánh giá kết quả thực hiện công việc của

VC các khoa. Việc quy định chung chung khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chưa đủ để tạo ra chuyển biến mới trong đánh giá. Quan trọng hơn cả là cần quy

79

định đánh giá như thế nào, phương pháp để đánh giá kết quả thực hiện công việc được giao ra sao, làm rõ trách nhiệm của các bên trong việc cam kết sử dụng kết quả đánh giá ấy.

Thứ năm, phương pháp đánh giá mang tính nội bộ, khép kín, thiếu sự đánh

giá từ bên ngoài. Chất lượng khám, chữa bệnh của VC cao hay thấp, người đánh giá chính xác nhất là người bệnh – khách hàng được Bệnh viện cung cấp các dịch vụ y tế. Nhưng trong phương pháp và quy trình đánh giá của Bệnh viện chưa có sự huy động của nhóm chủ thể này. Đánh giá VC y tế mà thiếu đi đối tượng phục vụ là người bệnh thì ý nghĩa việc đánh giá chắc chắn sẽ rất hạn chế.

Thứ sáu, nhận thức của VC đối với hoạt động đánh giá cịn thấp, tính chiến

đấu chưa cao dẫn đến đánh giá qua loa, hình thức:

- Một số lãnh đạo khoa chưa thấy hết tầm quan trọng của đánh giá VC trong công tác quản lý, sử dụng VC, chưa thực sự quan tâm đến đánh giá VC. Khơng ít lãnh đạo, quản lý thiếu công tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm trong đánh giá thậm chí là mất dân chủ, thiên vị trong đánh giá. Mặc khác, một số VC lãnh đạo khoa còn mang nặng tư tưởng thành tích dẫn tới chưa thật sự nghiêm túc với những tồn tại, bỏ qua những thiếu sót và khuyết điểm của cấp dưới trong quá trình đánh giá nhận xét VC.

- Bản thân mỗi VC thì chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác

đánh giá, xem việc đánh giá VC hàng năm là việc “đến hẹn lại lên”, là thủ tục năm nào cũng phải làm. Đồng thời, VC cũng chưa xem việc đánh giá kết quả thực hiện công việc thật sự là cơ hội giúp phát triển bản thân mình.

Thứ bảy, cơng tác quản lý VC nói chung cịn hạn chế, một số lãnh đạo khoa

chưa sâu, chưa sát thực tiễn thực hiện công việc của VC, chưa nắm rõ năng lực, tay nghề, thái độ, nề nếp làm việc hàng ngày của VC do đó khi đánh giá chưa đảm bảo đánh giá đúng VC.

Thứ tám, bước xác định mục tiêu cho Bệnh viện làm cơ sở cho việc xác định

mục tiêu cá nhân chưa được quan tâm áp dụng trong các khoa nên chưa có cơ sở để đánh giá theo những tiêu chí rõ ràng. Việc đánh giá hiện nay chủ yếu dựa vào

chương trình, kế hoạch công tác năm của Bệnh viện và các nhiệm vụ đột xuất khác. Những điểm hạn chế ở đây là do chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của từng VC trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác năm ấy hay nói cách khác là mối quan hệ giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức rất mờ nhạt.

Thứ chín, chưa có sự cải cách, hiện đại hóa cách thức đánh giá VC. Cơng tác

đánh giá VC các khoa của Bệnh viện hiện nay chủ yếu được thực hiện thủ cơng, thơng qua giấy tờ là chính. Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong đánh giá VC tại đây chưa được coi trọng, quan tâm và đầu tư đúng mức, kịp thời do đó chưa khai thác, phát huy tối đa tín năng, lợi ích của các phương tiện cơng nghệ thơng tin để hướng đến tính dân chủ, minh bạch, công khai đánh giá VC.

81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này, tác đã tiến hành phân tích thực trạng đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện giai đoạn 2018-2020 đồng thời đánh giá thực trạng trên. Nhìn chung, hoạt động đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện thời gian qua diễn ra thuận lợi, Bệnh viện đã tuân thủ đúng, đủ các nội dung mà pháp luật quy định về công tác đánh giá VC cuối năm. Hàng năm, cơ quan đều chủ động, linh hoạt ban hành nhiều văn bản để phổ biến, quán triệt đồng thời quy định, hướng dẫn thêm một số nội dung về công tác đánh giá VC nhằm phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của Bệnh viện. Trong cả 03 năm, tỷ lệ VC xếp loại “Hồn thành tốt nhiệm vụ” ln chiếm cao nhất (khoảng 90%), tiếp đến là tỷ lệ VC xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” (tuân thủ nguyên tắc của Bệnh viện quy định là số lượng VC mỗi khoa xếp loại này khơng vượt q 20% VC khoa xếp loại “Hồn thành tốt nhiệm vụ”) và thấp nhất là tỷ lệ VC “Hồn thành nhiệm vụ”, khơng có VC nào xếp loại “Khơng hoàn thành nhiệm vụ”. Kết quả đánh giá VC hàng năm được sử dụng vào hầu hết hoạt động quản lý, sử dụng và thực hiện các chính sách đối với VC như quy hoạch, bổ nhiệm, thăng hạng, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương…Qua phân tích nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, tiêu chí, quy trình, thời điểm đánh giá VC các khoa tại Bệnh viện giai đoạn 2018 – 2010, tác giả nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, thực trạng đánh giá VC tại đây còn tồn đọng một số nhược điểm về quy trình, phương pháp, nội dung, tiêu chí đánh giá; nhận thức, tâm lý của chủ thể đánh giá vẫn chưa đi ra khỏi lối mòn xưa nay như nể nang, ngại va chạm, tình thần phê bình và phê bình chưa cao; việc đánh giá cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, cào bằng…Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích, tìm hiểu một số ngun nhân của những hạn chế trên nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần thiết trong chương 3.

82

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT

NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

3.1. Quan điểm hoàn thiện đánh giá viên chức tại Bệnh viện Hữu nghịViệt Nam – Cu Ba Đồng Hới

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 114 - 119)