Về nội dung, tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 128 - 132)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện

3.2.2.1. Về nội dung, tiêu chí đánh giá

Một là, phân biệt rõ nội dung đánh giá và tiêu chí đánh giá. Trong các

ĐVSNCL nói chung và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới nói riêng, việc đánh giá VC thường có sự nhầm lẫn giữa nội dung và tiêu chí đánh giá. Thực tế cho thấy, nội dung là những vấn đề chung, cơ bản, có tính khái qt cao trong khi mỗi VC đều có chức trách, nhiệm vụ riêng, vì thế cần có những tiêu chí cụ thể để đánh giá đối với từng người. Các tiêu chí sẽ là cơ sở để đánh giá chính xác VC đạt được bao nhiêu điểm, là cơ sở để so sánh các VC với nhau. Việc nhầm lẫn giữa nội dung và tiêu chí đánh giá này sẽ gây khó khăn cho các khoa khi đánh giá với những nội dung cịn mang định tính nhiều hơn.

91

Hai là, đánh giá VC theo kết quả hiện nhiệm vụ, nghĩa là lấy tiêu chí kết quả,

hiệu quả làm việc của VC làm thước đo chính. Kết quả cơng việc là tổng hợp khả năng tư duy, trình độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp, xử lý cơng việc và qua đó thể hiện năng lực, kết quả làm việc, phẩm chất đạo đức của VC. Thời gian qua, một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập trong đánh giá VC các khoa của Bệnh viện hiện nay là do cách thức đánh giá chủ yếu chú trọng vào đặc điểm cá nhân của VC, chưa chú trọng vào công việc mà VC thực hiện. Do đó, hồn thiện tiêu chí đánh giá theo hướng lấy tiêu chí kết quả, hiệu quả làm việc của VC làm thước đo chính là một trong những định hướng giải pháp trọng tâm đổi mới hoạt động đánh giá VC. Vấn đề này đã từng được xác định trong Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020: “Hồn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao".

Ba là, lấy ý kiến đánh giá của người bệnh để sử dụng vào một trong các tiêu

chí đánh giá VC các khoa (sẽ được xây dựng trong bảng 3.1 dưới đây). Điều này không chỉ khắc phục được hạn chế trong thực tiễn đánh giá VC tại các khoa của Bệnh viện thời gian qua là chưa chú trọng thu thập thông tin đánh giá qua nhiều kênh, đặc biệt là nhóm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mà đồng thời, việc hồn thiện tiêu chí đánh giá theo cách này chính là cách thức huy động, mở rộng sự tham gia của chủ thể đánh giá VC, giúp kết quả đánh giá VC ngày một khách quan, chính xác hơn.

Bốn là, hồn thiện tiêu chí đánh giá gắn với các trọng số:

Dựa vào những phân tích ở trên, đồng thời qua nghiên cứu và tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định của Bệnh viện cùng kết quả điều tra khảo sát, tác giả đề xuất những tiêu chí đánh giá VC tại các khoa (khơng bao gồm VC giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo) cùng trọng số khác nhau cho mỗi tiêu chí như bảng dưới đây. Một trong những phương pháp đánh giá mà tác giả đề xuất là tính điểm cho 08 tiêu chí là 100 điểm; trong đó tính hệ số khác nhau đối với các tiêu chí. Lý do là có tiêu chí này quan trọng hơn so với tiêu chí khác, do vậy, tiêu chí nào

92

quan trọng hơn sẽ được tính hệ số cao hơn, giúp việc đánh giá sẽ chính xác hơn. Các tiêu chí và trọng số đi kèm được tác giả đề xuất ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá viên chức cùng trọng số

STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1 Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của Bệnh viện

Có năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt, hồn 2 thành 100% cơng việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm

việc đã ký kết, có chất lượng, hiệu quả

Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về đạo đức nghề 3 nghiệp, nội quy, quy chế của Bệnh viện. Thực hiện nghiêm

túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tơn trọng trong phục vụ, giao tiếp vưới nhân dân.

4 Có tinh thần đồn kết, hợp tác tốt, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp

Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, 5 trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu vị trí

việc làm, nhiệm vụ được giao

6 Có tiềm năng phát triển nghề nghiệp

7 Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khác mà cấp trên giao 8 Được đánh giá, nhận xét tốt từ phía bệnh nhân và người

nhà bệnh nhân

Căn cứ nội dung bảng 3.1 ở trên, tác giả đề xuất khi đánh giá VC các khoa hàng năm cần thực hiện theo các tiêu chí như bảng 3.1, mỗi tiêu chí đều có tầm quan trọng khác nhau nên cầncó trọng số kèm theo để những tiêu chí quan trọng được nhấn mạnh, tránh cào bằng. Những tiêu chí 2, 4, 7 là những tiêu chí gắn liền với kết quả cơng việc, có thể định lượng được – trọng số 3. Tiêu chí 1 và 3 mang tính định tính nhiều hơn và ít vi phạm nên phù hợp với trọng số 2; cịn lại tiêu chí 5,

93

6và tiêu chí 8 có trọng số 1, lý do là vì bản thân mỗi VC phải phấn đấu để đạt được hiệu quả công việc, mục tiêu tổ chức nên thuộc về cá nhân nhiều hơn.

Với tiêu chí 2, đây là tiêu chí rất quan trọng để hoạt động đánh giá hướng đến đánh giá theo kết quả làm việc. Tiêu chí này được xác định tùy thuộc vào loại cơng việc, vị trí việc làm...Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc cần đáp ứng nguyên tắc SMART, bao gồm: Cụ thể (Specific); Có thể đo lường được (Mearuable); Có thể đạt được (Achievable); Hợp lý (Relevant); Có hạn định thời gian (Time-bound). Có 2 tiêu chí mà tác giả đề xuất thêm dựa trên phương pháp đánh giá 360 độ và phương pháp đánh giá phát triển, đó là: Có tiềm năng phát triển nghề nghiệp và được đánh giá, nhận xét tốt từ phía người bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w