7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện
3.2.3. Đánh giá viên chức gắn với hoàn thiện, áp dụng Đề án vị trí việc làm
điểm và ý kiến nhận xét. Đồng thời, kết hợp phương pháp phản hồi 360 độ và phương pháp tiêu chuẩn công việc đối với các vị trí công việc có tiếp xúc trực tiếp với người dân. [36, tr.6]
3.2.3. Đánh giá viên chức gắn với hoàn thiện, áp dụng Đề án vị trí việclàm làm
Một là, hoàn thiện danh mục hệ thống vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp trong Đề án vị trí việc làm. Nội dung Đề án phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung hàng năm để đảm báo bám sát và phù hợp với thực tiễn công việc, tính chất tổ chức và hoạt động của các khoa trong từng năm, giai đoạn. Chất lượng mức độ hoàn thiện, tính chính xác, phù hợp của Danh mục hệ thống vị trí việc làm, Bản mô tả công việc với những mô tả chi tiết công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm là nền móng quan trọng, là cơ sở cho việc đánh giá VC.
Hai là, áp dụng nội dung Đề án vị trí việc làm để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cho từng vị trí việc làm, chức danh VC trong các khoa. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 về vị trí việc làm và số lượng viên chức. Ngay từ thời kỳ đầu của việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, Bệnh viện đã triển khai rất tốt vào các hoạt động tuyển dụng, quản lý, sử dụng VC. Do đó, đối với hoạt động đánh giá VC, thời gian tới, lãnh đạo Bệnh viện cần quyết tâm, đi đầu hơn nữa trong việc áp dụng Đề án này để đánh giá VC đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở quy định của Nghị định mới. Chỉ có như vậy thì việc đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp của VC mới khắc phục được tính định tính, cảm tính và đo đếm mức độ hoàn thành nhiệm vụ sẽ rõ ràng hơn. Một vấn đề nữa là, tiêu chí đánh giá của Bệnh viện đã ngày càng được lượng hóa ở mức tối đa hơn tuy nhiên vẫn trên thực tế vẫn chưa đánh giá được chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi vị trí, chức danh. Tính chất công việc của mỗi chức danh trong các khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới là hoàn toàn khác nhau từ chức
97
năng, nhiệm vụ, mức độ phức tạp, trình độ…nên yêu cầu đặt ra là cần phải có tiêu chuẩn, định mức riêng đối với mỗi loại công việc thì mới có thể lượng hóa, đo lường được. Do đó trong tương lai, khi có đủ thời gian và điều kiện, căn cứ Đề án vị trí việc làm, Bênh viện cần cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá bằng cách xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với từng vị trí việc làm nhằm giúp cho công tác đánh giá đạt được mức chuẩn xác nhất, khắc phục được những hạn chế về tiêu chí đánh giá như thời gian qua.
Tóm lại, đánh giá VC theo kết quả thực thi nhiệm vụ là một cách tiếp cận, một phương pháp quản lý mang tính tổng thể, chuyển từ quản lý và đánh giá đặc điểm cá nhân VC sang đánh giá trực tiếp những kết quả mà họ đã thực hiện được trên thực tế. Do đó, để đảm bảo chuyển đổi được cách thức đánh giá này, cần thực hiện một số công đoạn quan trọng trong công tác quản lý VC trên cơ sở chất lượng của Đề án vị trí việc làm như: thực hiện phân tích công việc nhằm xác định vị trí việc làm; mô tả công việc theo từng vị trí việc làm (việc mô tả này càng chi tiết thì khi tiến hành đánh giá càng thuận lợi như: tên công việc, sản phẩm công việc, số lượng và chất lượng sản phẩm đạt được; thời gian hoàn thành công việc và những giải pháp sáng tạo trong công việc,...); xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc và các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc; đo lường kết quả thực hiện công việc và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ để phân loại VC. [36, tr. 5]