Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá viên chức trong các đơn vị

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 58 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá viên chức trong các đơn vị

đơn vị sự nghiệp y tế công lập

1.3.1. Yếu tố khách quan

1.3.1.1. Yếu tố pháp lý

Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đánh giá VC là cơ sở, yêu cầu pháp lý, quy định tất cả nội dung liên quan đến hoạt động đánh giá VC như mục đích, tiêu chí, ngun tắc, quy trình...Do đó khi tiến hành đánh giá VC, các ĐVSNYTCL phải tuân thủ, chấp hành những quy định này nhằm đảm bảo pháp lý, khoa học và thống nhất trong hệ thống các ĐVSNCL. Bên cạnh đó, mức độ hồn thiện của pháp luật về đánh giá VC trong bối cảnh phát triển của nền hành chính là yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến thực tiễn đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL. Các văn bản quy phạm pháp luật nếu được quy định chặt chẽ, chi tiết, cập nhật, thay đổi, hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền hành chính, của từng ngành nghề sẽ là những thuận lợi cho thực tiễn đánh giá VC của các ĐVSNYTCL. Ngược lại, nếu những quy định pháp luật về đánh giá VC còn chung chung, chưa chặt chẽ, chi tiết, tính khả thi thấp sẽ gây cản trở, khó khăn, thậm chí là nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn đánh giá VC tại các cơ quan, đơn vị.

1.3.1.2. Tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ quan

37

Mỗi ĐVSNCL tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mình mà có những tính chất, đặc điểm hoạt động riêng. Các ĐVSNCL ngành Y tế là một loại hình tổ chức dịch vụ công nhưng khác với các chủ thể phụ trách dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ cơng ích, các đơn vị sự nghiệp này thường chỉ chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ trong lĩnh vực y tế, hoạt động vì mục tiêu khám, chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Xuất phát từ bản chất của các ĐVSNYTCL là hoạt động vì mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế công, thực hiện chức năng phục vụ, phải tuân thủ các u cầu chun mơn nghiệp vụ hướng tới chăm sóc sức khỏe người bệnh, do đó hoạt động đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL phải chú trọng đến đánh giá chất lượng cung ứng loại dịch vụ này, thể hiện qua kết quả thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh và y đức, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ủa nhân viên y tế. Bên cạnh đó, là ĐVSNCL y tế nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước, do đó mọi q trình sử dụng, quản lý VC, trong đó có đánh giá VC đều phải tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan.

1.3.1.3. Tính đặc thù nghề nghiệp

Khác biệt giữa các các cơ quan hành chính nhà nước và ĐVSNCL đó là các ĐNSNCL mang tính đặc thù nghề nghiệp riêng biệt, sự riêng biệt này đòi hỏi việc đánh giá VC phải dựa trên những tiêu chí đánh giá khác nhau. Công tác đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL vì vậy phải xây dựng được các tiêu chí đánh riêng cho từng vị trí việc làm. Mỗi VC đảm nhận một vai trị khác nhau (từ tiếp đón, tư vấn, khám, chữa bệnh, điều trị) và phải tuân thủ các yêu cầu chun mơn nghiệp vụ hướng tới chăm sóc sức khỏe người bệnh nên địi hỏi mỗi nhóm VC phải có một tiêu chuẩn đánh giá công việc riêng biệt. Nhiệm vụ của các ĐVSNYTCL là đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các tiêu chí đó. Ngồi ra, các ĐVSNYTCL có chức năng đặc biệt đó là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực của con người nên có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn lực con người nhằm phát huy được năng lực lao động, chất xám. Để làm được điều này đỏi hỏi hoạt động đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL phải được thực hiện thực chất, hiệu quả nhằm bồi

38

dưỡng, nâng cao tay nghề và thái độ phục vụ người bệnh để mang lại uy tín, chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

1.3.1.4. Yếu tố văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực thái độ, hành vi được cộng đồng thừa nhận và duy trì, gìn giữ qua các thế hệ. Yếu tố

này ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá VC theo nhiều góc độ. Những giá trị văn hóa truyền thống gắn với các chuẩn mực thái độ, hành vi, tư tưởng, lối sống là những tiêu chí quan trọng để đánh giá VC. Đặc biệt, tiêu chí đánh giá VC về đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật đều phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta như tinh thần đoàn kết, lối sống trong sạch, giản dị, thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, những thói quen, tâm lý lạc hậu của người

Việt như tư tưởng bình qn chủ nghĩa, “dĩ hịa vi quý”, hạn chế trong phê bình, tự phê bình, ngại nói thẳng nói thật là những tác động tiêu cực, tạo ra những lực cản cho sự nghiệp cải cách đánh giá VC, đồng thời gây khó khăn cho thực tiễn đánh giá VC nói chung và đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL nói riêng. Hạn chế của thực tiễn đánh giá VC trong các ĐVSNYTCL từ trước đến nay là mang tính hình thức, cào bằng cũng ít nhiều xuất phát từ yếu tố này.

1.3.2. Yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Năng lực của chủ thể đánh giá

Năng lực gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ của chủ thể đánh giá VC. Để chỉ đạo tổ chức thực hiện công việc, ra quyết định cuối cùng về kết quả đánh giá VC thì chủ thể đánh giá (người đứng đầu ĐVSNYTCL) phải nắm rất rõ kiến thức về những quy định của pháp luật đối với hoạt động đánh giá VC tại ĐVSNCL và phải thường xuyên cập nhật những văn bản mới, bổ sung, điều chỉnh của Nhà nước về hoạt động đánh giá VC để áp dụng kịp thời cho tổ chức. Đối với người lãnh đạo, quản lý trực tiếp của VC tại khoa, phòng cũng đòi hỏi phải nắm vững kiến thức pháp luật về đánh giá VC cũng như quy chế đánh giá VC mà người đứng đầu ĐVSNCL đã chỉ đạo để trực tiếp hướng dẫn cho VC của khoa, phịng mình.

39

Về mặt kỹ năng, việc chủ thể đánh giá VC có các kỹ năng như kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục sẽ là công cụ quan trọng giúp cho việc đánh giá VC đảm bảo khách quan, khoa học, hiệu quả. Cụ thể, chủ thể đánh giá phải biết thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin từ các kết quả tự nhận xét của VC, các phản hồi về kết quả đánh giá để ra quyết định đánh giá cuối cùng; thông tin về những ưu, nhược điểm của mỗi VC thông qua kết quả làm việc thực tế của họ (do nhiều VC chưa tự đánh giá chính xác, cụ thể về kết quả đánh giá của mình trong bản đánh giá). Đối với kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đây là kỹ năng giúp chủ thể đánh giá có được sự trao đổi, phản hồi thông tin đánh giá cũng như khai thác được các nguồn thông tin, kênh thông tin tin cậy để đảm bảo đánh giá một cách tổng quan, đầy đủ, phản ánh đúng thực tiễn thực hiện cơng việc.

Khi đánh giá, việc chủ thể đánh giá có thái độ cơng tâm, khách quan, lập trường vững vàng, đúng mực, khơng thiên vị, khơng để tình cảm, lợi ích cá nhân chi phối việc đánh giá sẽ mang lại kết quả đánh giá chính xác, xác thực.

1.3.2.2. Tâm lý của chủ thể đánh giá

Tâm lý vốn là một trong những yếu tố tác động, chi phối rất lớn đến quá trình đánh giá. Nếu kiến thức, thái độ là cái tầm của chủ thể đánh giá khi đánh giá VC thì tâm lý thể hiện cái tâm của họ. Từ trước đến nay, hạn chế chưa khắc phục được trong thực tiễn đánh giá VC xuất phát từ yếu tố tâm lý này. Tâm lý cơng tâm, khách quan, thẳng thắn, dám phê bình của chủ thể sẽ đem lại sự chính xác cho kết quả đánh giá. Ngược lại, nếu chủ thể đánh giá có tâm lý nể nang, né tránh, ngại động chạm, xuề xòa, “dĩ hòa vi quý” sẽ làm cho kết quả đánh giá VC chỉ mang tính hình thức, cào bằng, khơng phản ánh chính xác thực tế. Yếu tố tâm lý của chủ thể đánh giá là rào cản lớn nhất mà các ĐVSNYTCL ở nước ta hiện nay phải vượt qua nếu muốin cải cách thực chất công tác đánh giá VC.

1.3.2.3. Văn hóa cơng sở

Văn hóa cơng sở có thể hiểu là tổng hịa các giá trị hữu hình và vơ hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của

40

nhân viên trong tổ chức đó nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. Vì vậy giá trị văn hóa cơng sở luôn quyết định hành vi và thái độ của mỗi VC. Ở các ĐVSNYTCL, những hành vi và thái độ tốt trong quá trình khám, chữa bệnh, giao tiếp ứng xử với bệnh nhân (hay còn gọi là y đức) sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan. Ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, uy tín, hình ảnh của cơ quan. Những hành vi, thái độ này của nhân viên y tế đều là những tiêu chí để đánh giá VC hàng năm. Văn hóa cơng sở là nền tảng để xây dựng tổ chức và hoạt động của các ĐVSNYTCL theo hướng

chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ. Do đó, hồn

thiện văn hóa cơng sở là yếu tố thúc đẩy việc nâng cao chất lượng quản lý VC, trong đó có hoạt động đánh giá VC.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới (Trang 58 - 62)