- Mỗi khi bước đi, bàn chân tiếp xúc với mặt đất giống như in bàn chân xuống mặt đất. Bàn chân vừa chạm nhẹ xuống, liền nhận biết rõ sự thô nhám hay trơn trợt, ấm hoặc lạnh của mặt đất.
Nếu bước đi trong trạng thái không tỉnh giác thì rất dễ xảy ra những tai nạn như: té ngã, trẹo chân bong gân, hoặc dáng vẻ hấp tấp vội vàng không đoan chánh; thậm chí mất tôn nghiêm trong những buổi hành lễ. Trong kinh Duy Ma Cật nói:“Như Lai ấn gót chân là hải ấn phát quang. Chúng sinh khởi tâm trần lao mù mịt”. Mỗi bước chân của Phật đều ở trong chánh niệm tỉnh giác, sâu sắc và vững chãi. Ngài luôn đặt trọn tâm vào trong mỗi bước chân, cho nên sự đi rất vững chắc và trang nghiêm. Chúng ta có thể thực tập sự đi phối hợp với hơi thở hay danh hiệu Phật. Những phương tiện đó khiến cho dễ nhiếp tâm vào từng bước đi nhẹ nhàng, như vậy sẽ có sự an lạc, thảnh thơi.
Uy nghi chánh niệm trong khi đứng
- Phải đứng thẳng như cây tùng, cây bách.
- Không nghiêng dựa vào bờ tường hoặc gốc cây, khi đang đứng sắp hàng chờ mua vé hoặc lên xe cũng phải giữ gìn như vậy.
- Không chắp tay sau lưng vì sẽ mất uy nghi.
- Không đứng những nơi ồn náo nhiều người hoặc không hợp với lễ nghi.
Uy nghi chánh niệm trong khi ngồi
- Khi ngồi phải thẳng lưng dù là ngồi chơi. Hình dáng giống như cái chuông đồng đặt úp xuống đất, tư thế rất vững chắc và cân bằng.
- Khi ngồi trên phiến đá hay dưới một gốc cây cũng phải thanh thản như đang ngồi dưới cội Bồ-đề.
- Không ngồi giữa những đám người đang nói lời tục tĩu, chửi mắng hay cười đùa bỡn cợt, hoặc nói xấu người khác.
- Những chỗ uống rượu ăn thịt hoặc cờ bạc cũng không nên ngồi.
- Không ngồi xổm, phải ngồi trên ghế hoặc ngồi trong tư thế hoa sen (kiết già) và phủ tà áo cho thẳng, kín đáo.
- Thường tập ngồi kiết già hoặc bán già như vậy lâu ngày sẽ quen và đến khi tĩnh tọa sẽ ngồi được lâu, rất khỏe và an lạc, không bị đau nhức.
- Áo đi đường của người tu là loại áo Nhật bình, nên mỗi khi ngồi xuống hoặc đi xe gắn máy cũng phải xem cẩn thận vạt áo để tránh nguy hiểm. Đã có nhiều người bị tai nạn vì vạt áo vướng vào bánh xe làm té ngã và gây thương tích.
Uy nghi chánh niệm trong khi nằm
- Nằm như hình cây cung theo tư thế kiết tường của đức Phật.
- Nằm trong phòng dành riêng cho mình và không có người qua lại.
- Chỉ nằm khi thân thể thật sự cần nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài việc chánh niệm trong bốn tư thế: đi, đứng, ngồi, nằm thì trong cách nhìn hoặc lời nói cũng thể hiện oai nghi. Ánh mắt nhìn cũng rất quan trọng, vì đó là nơi hiển lộ nội tâm của mình.
Uy nghi chánh niệm trong lời nói
“Không nên tham dự vào những chuyện thị phi phải quấy ở ngoài đời và cũng đừng khuyến khích những người khác nói những chuyện tạp nhạp như thế. Chỉ bàn về sự tu tập, hoặc những pháp môn thiết thực ứng dụng ở trong đời sống hằng ngày, đừng nên phí thời giờ vào việc đàm luận những đề tài thuần là lý thuyết dù đó là giáo lý”.
Pháp của Phật dùng để ứng dụng, trừ nhiệt não nóng bức, có được sự mát mẻ thanh lương, nhưng chúng ta đem ra bàn luận trên lý thuyết để cuối cùng sinh ra tranh cãi, như vậy vô tình làm phản tác dụng của chánh pháp.
Một hôm, sau khi các vị Tỳ-kheo ăn cơm xong, cùng nhóm họp lại rồi bắt đầu bàn luận hết chuyện này sang chuyện kia. Đúng lúc ấy, đức Phật từ trong Tịnh thất bước ra và hỏi:
- Các Thầy đang bàn luận việc gì đó?
Các thầy Tỳ-kheo đành phải trình bày toàn bộ những
gì mà họ đang bàn luận. Lúc đó, đức Phật bảo các thầy Tỳ-kheo ngồi xuống và dạy rằng:
- Này các Thầy! Chớ nên nói những câu chuyện của loài súc sinh, vua chúa, ăn trộm, đại thần, binh lính, những việc hãi hùng, chiến tranh, đồ ăn thức uống, vải mặc và giường nằm. Cũng chớ nên nói những câu chuyện về vòng hoa, hương liệu, bà con, xe cộ. Chớ nên nói những câu chuyện về làng xóm, thị tứ, thành phố, quốc độ, đàn bà, đàn ông, những câu chuyện về anh hùng. Chuyện bên lề đường, những câu chuyện ở chỗ lấy nước, những người đã chết, những câu chuyện tạp nhạp. Chớ nên nói những câu chuyện biến trạng của thế giới, những biến trạng của đại dương, sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao?
- Này các Thầy! Những câu chuyện ấy không đưa đến mục đích tu hành. Không phải là căn bản cho phạm hạnh, không đưa đến chỗ chán lìa, không đưa đến chỗ ly tham đoạn diệt, an tịnh Thắng trí, giác ngộ Niết-bàn.
- Này các Thầy! Có nói chuyện thì các vị hãy nói chuyện đây là Khổ, đây là con đường đưa đến Diệt khổ. Vì sao? Vì các câu chuyện này liên hệ đến mục đích tu hành. Do vậy, này các Tỳ-kheo! Có một cố gắng mà các vị xuất gia cần phải làm để biết rõ đây là khổ đau; một cố gắng mà các vị cần phải để biết rõ đây là con đường chấm dứt khổ đau.
62 UY NGHI TRONG SINH HOẠT ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 63
Nhân sự kiện các thầy Tỳ-kheo bàn luận về những chuyện tạp nhạp của thế gian, đức Phật đã có những lời nhắc nhở như một bài pháp.
Một thói quen xấu chúng ta thường hay bị phạm là mỗi khi tụ họp lại thì nói chuyện của người này, việc của người kia, hoặc bàn chuyện từ trong nước ra đến quốc tế, kế đến nói chuyện phải quấy, đúng sai, làm mất tâm thanh tịnh. Ngài Tăng Xán nói:“Vừa có thị phi, lăng xăng mất tâm”. Thời đại ngày nay, căn bệnh “bà Tám” lan tràn khá phổ biến trong xã hội con người. Thậm chí vào tham dự khóa tu tịnh khẩu niệm Phật, nhưng chịu đựng không nổi nên cũng lén nói chuyện. Dù bị phạt sám hối ngay lúc đó, nhưng cũng chỉ được một lúc, rồi vẫn tiếp diễn ra như cũ. Nói nhiều và nói thị phi là một căn bệnh khó trị, bởi vì nó đã thành thói quen của cái miệng (khẩu nghiệp) từ lâu đời, nên chúng ta cần phải canh chừng thật kỹ. Cũng cùng một cái miệng, nếu sử dụng đúng chỗ thì một lời nói sẽ đưa mình đạt tới chỗ thậm thâm của tuệ giác và làm lợi lạc vô cùng cho mọi người. Ngược lại, sẽ tạo thêm nhiều nghiệp xấu và rất dễ chiêu cảm tai họa, gọi là “Thần khẩu hại xác phàm”. Cho nên giữ gìn lời nói là việc làm rất quan trọng đối với người tu.
Sau 6năm khổ hạnh trong rừng già và 49 ngày đêm ngồi tịch lặng dưới cội Bồ-đề, Thái tử Tất-đạt-đa đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Từ Bồ- đề đạo tràng cho đến Sa-la song thọ với hơn 300 pháp
hội, đức Phật đã dùng để hoằng pháp. Những lời nói phát ra từ kim khẩu của Ngài suốt 49 năm được kết tập lại thành ba Tạng giáo điển độ thoát vô số chúng sinh. Cũng là lời nói nhưng là tinh hoa của tuệ giác thâm sâu, làm lợi lạc cho người và Trời. Lời nói có thể làm cho người từ tối đi ra sáng, từ mê trở thành giác, từ nhiễm chuyển thành tịnh, từ phàm vượt lên Thánh. Cũng từ những lời nói đó, mà các bậc A-la-hán, Cao Tăng, Cổ đức đạo hạnh được ra đời. Trải qua mấy ngàn năm mà giá trị của những lời nói ấy vẫn bất diệt. Trong khi các loài vật chỉ có thể truyền thông với nhau bằng một số ngôn ngữ nghèo nàn thì loài người sở hữu được một phương tiện giao tiếp phong phú có thể diễn đạt đầy đủ mọi ý nghĩa từ cạn đến sâu, một khi mở lời là muôn loài đều lợi lạc, người trời hòa vui. Nếu khéo sử dụng lời nói thì sẽ thấy được sự mầu nhiệm và công năng lợi lạc vô biên của nó. Đó cũng là khả năng lớn và là nhân duyên thù thắng của loài người. Chính vì giá trị quý báu của lời nói, chúng ta cần phải biết trân quý từng lời nói của mình.
Uy nghi chánh niệm trong cách nhìn
Trong quyển Nhập Bồ Tát Hạnh, Bồ-tát Tịch Thiên1 có dạy:
1. Tịch Thiên (寂天) (Santideva) (thế kỷ thứ VII-VIII,) Theo truyền thuyết Tôn giả sinh ở miền Nam Ấn, vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ