đạt đến chỗ rốt ráo, gọi là siêu phàm nhập Thánh.
Không thể xem thường uy nghi giới luật, vì đó là nền móng rất vững chắc lúc ban đầu tu học. Không có được cái này thì dù học cao hiểu rộng, văn hay nói giỏi, hoặc là cố gắng nhiếp tâm thiền định thì cũng đều không phù
74 GIỚI HẠNH THANH TỊNH ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 75
hợp với chánh đạo và không thể thâm nhập vào trí huệ vô lậu.
Ba môn học vô lậu (Tam vô lậu học) gồm có: Giới - Định - Tuệ đều nằm trong ba tạng kinh điển của đức Phật.
- Tạng luật thâu nhiếp về Giới - Tạng kinh thâu nhiếp về Định - Tạng luận thâu nhiếp về Huệ
Tịnh hạnh thành tựu là nhờ có đầy đủ đạo nghi; trong sạch tròn sáng là nhờ giữ giới trọn vẹn. Đạo nghi chính là uy nghi trong đạo pháp.
Khi xưa, đức Phật vừa nhìn thấy hình tướng của một Sa-môn thì phát tâm xuất gia tìm đạo. Khi ngài Xá-lợi- phất nhìn thấy Tỳ-kheo Mã Thắng1 liền phát tâm cung kính. Đến khi nghe bài kệ lập tức được giác ngộ vào dòng Thánh. Phong thái uy nghi từ trong giới hạnh biểu 1. Mã Thắng (馬勝), cũng gọi Mã sư, hay A-thuyết-thị, là 1 trong 5 vị Tỉ khưu được Phật hóa độ đầu tiên ở vườn Lộc dã. Ngài có thân tướng uy nghi đoan chính, ai cũng thích nhìn. Ngài Xá-lợi-phất mới đầu tu theo pháp ngoại đạo, một hôm tình cờ nhìn thấy thân tướng trang nghiêm của ngài Mã thắng ở thành Vương xá, ngài Xá-lợi-phất sinh tâm kính ngưỡng. Sau khi được ngài Mã thắng đọc cho nghe bài kệ Duyên sinh do đức Phật dạy, ngài Xá-lợi-phất liền tỏ ngộ và theo ngài Mã thắng về tinh xá Trúc lâm qui y đức Phật, sau thành vị đệ tử có Trí tuệ bậc nhất của Phật. [X. kinh “Tăng nhất A-hàm” Q.3; kinh “Phật bản hạnh tập” Q.25, 34, 48; luận “Đại tì bà sa” Q.129].
hiện ra bên ngoài hình tướng là một bài pháp sống động không lời có uy lực rất lớn.
Để giữ gìn giới hạnh trọn vẹn không khiếm khuyết, chúng ta phải cố gắng rất nhiều. Phấn đấu tiến lên, không chấp nhận đầu hàng mãi cho đến ngày thành tựu đạo quả viên mãn. Đừng thấy tâm của mình nhiều phiền não rồi vội buông xuôi, như vậy là yếu hèn, không có chí khí.
Song, nếu có những lỗi lầm, nhưng ý chí vẫn cầu tiến. Tự hổ thẹn ăn năn chừa bỏ, tiếp tục phấn đấu cho đến khi dẹp sạch hết mọi phiền não mê lầm, đạt được giác ngộ giải thoát. Lúc đó mới có thể tự hào cất lên khúc ca khải hoàn. Nếu chúng ta chấp nhận thua cuộc thì còn làm được việc gì nữa. Đó là tự vứt bỏ mình!
Khí thanh cao như sao sáng trời, Oai nghiêm tịnh dường gió tan mây, Trong tâm chứa đức Sư tử,
Ngoài thân hiện uy Tượng vương.
Vũ trụ có vô số hành tinh lớn nhỏ, ở khắp mọi nơi trong bầu hư không vào ban đêm thường tỏa ánh sáng lấp lánh mà người ta thường gọi là sao. Ngoài đời, diễn viên điện ảnh nổi tiếng được gọi là minh tinh màn bạc, tức là ngôi sao sáng trên màn bạc. Nét đẹp đạo hạnh và giới phẩm thanh cao của người tu còn hơn sao sáng, khiến quỷ thần kính phục, Trời người khen ngợi. Đức Phật giống như trăng tròn, các hàng Bồ-tát như trăng
chưa tròn và những người xuất gia tu hành dường như những vì sao sáng tô điểm thêm cho bầu trời chánh pháp. Hòa Thượng thượng Tinh hạ Vân, Tông chủ của Phật Quang Sơn ở Đài Loan có rất nhiều đạo tràng trên toàn thế giới. Ở Phật Quang Sơn có trưng bày một quả địa cầu lớn và có cắm rất nhiều lá cờ để tượng trưng cho những nơi có đạo tràng mà Ngài thường đến thuyết pháp. Ngài tự lấy hiệu là Tinh Vân, tức là sao và mây.
Trăng Bồ-tát trong mát, Dạo trời không mênh mông Chúng sinh tâm nếu tịnh Bóng Bồ-đề hiện trong.
Bồ-tát thanh lương nguyệt Du ư tất cánh không.
Chúng sinh tâm nhược tịnh, Bồ-đề ảnh hiện trung.
Tâm thanh lương, mát mẻ của Bồ-tát luôn nhìn thấy tất cả các pháp đều là rỗng không, chẳng thật. Nếu tâm của chúng ta cũng giống như thế thì tánh biết tròn sáng sẵn có nơi mình sẽ tự hiển lộ.
Giữ gìn tròn đủ phép oai nghi chính là làm cho ngôi Tam Bảo chẳng đoạn dứt, đời đời tiếp nối soi sáng trên thế gian. Chư Tăng tu hành đúng nghĩa là bậc rất cao quý ở trong thế gian này.
Lòng Tăng thanh tịnh tợ dòng xanh, Phật tuệ soi vào trí tinh anh,
Hồng trần nhẹ gánh chơi ba cõi, Mỗi niệm tùy duyên độ chúng sinh.
Người xuất gia giữ gìn tròn đủ uy nghi giới hạnh thì nội tâm luôn yên lặng, thanh tịnh và trong xanh. Khi mặt trời trí tuệ của Phật, tức là giáo pháp soi vào chỗ trong xanh lặng lẽ đó, thì trí của chúng ta trở nên sáng suốt và có công năng phá tan các lậu hoặc phiền não. Khi phiền não hết rồi, lòng vắng lặng thanh thoát sẽ tùy duyên đi khắp mọi nơi cứu độ mọi loài.
Trái lại, nếu tâm còn vướng mắc với cảnh trần và còn đầy dẫy phiền não thì người tu chẳng khác gì với người thế tục, luôn bị tài sản và tình cảm đè nặng đôi vai. Người thế gian không biết tu thì phải đem thân gánh nặng những thứ đó, còn chúng ta là người đã xuất gia thì phải buông xuống được tất cả. Không phải chỉ quăng bỏ những thứ tài sắc, danh vọng, tình cảm ở ngoài đời, mà còn phải buông bỏ tất cả những sự bám chấp trong tu tập.
Chưa mặc cà-sa than nhiều việc, Đã mặc cà-sa việc thêm nhiều.
Nếu chúng ta không khéo tu thì hậu quả sẽ là như vậy. Những việc làm chỉ vì “cái tôi” hoặc để tìm cầu danh vọng lợi dưỡng, tiền của vật chất, lạc thú cho riêng mình đều bị trói cột trong vòng luẩn quẩn của ích kỷ mê lầm đau khổ.
78 GIỚI HẠNH THANH TỊNH
Ngược lại, tuy làm việc nhiều nhưng tất cả đều hướng về công phu tu hành, soi thấy bản chất giả dối không thật của vạn vật! Và khởi lòng từ bi thương xót phụng sự chúng sinh thì càng làm càng an lạc hạnh phúc.
Đồng thời vì muốn xoay chuyển bánh xe chánh pháp và làm cho ngọn đèn Tam Bảo tồn tại sáng soi mãi ở thế gian thì càng làm công đức càng sinh, trí huệ càng tỏa, đạo hạnh càng lớn và người đó đang dần tiến đến chỗ giác ngộ giải thoát. Bản thân công việc không đúng hay sai, phải hay quấy, mà chỉ quan trọng ở nơi lý do, mục đích của việc làm và cũng do cách nhìn của mình đối với mọi vấn đề.
Trong kinh Tương Ưng Bộ-Thiên Uẩn, phẩm Gánh Nặng có ghi:“Thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn này chính là gánh nặng. Nắm chặt thân và tâm này thật có chính là cái gánh nặng nhất. Buông xuống được gánh nặng đó liền được giải thoát”. Đức Phật chỉ thẳng cội gốc mê lầm khổ đau nằm ở ngay nơi thân và tâm của mình, không phải ở nơi người khác. Có thấy rõ và buông bỏ cội gốc mê lầm thì mới có thể “hồng trần nhẹ gánh chơi ba cõi” và lúc đó “mỗi niệm tùy duyên độ chúng sinh”. Hiện tại, chúng ta vẫn còn đang gánh mệt mỏi thì sao có thể độ người? Đại Sư Quy Sơn nói:“Làm khách qua lại ba cõi. Vào ra mẫu mực cho người” (Vãng lai tam giới chi tân. Xuất một vị tha tác tắc).
Tất cả ý nghĩa và bản chất thật sự của chữ “Tăng”
đều ở ngay nơi oai nghi giới hạnh.
Chương V