“Người đệ tử xuất gia cần phải lấy bốn điều kiện dưới đây làm nền tảng trong sinh hoạt:
- Phải mặc y phục được mạn từ vải cũ khâu vá lại. - Ôm bát đi khất thực.
- Ở dưới gốc cây hoặc trên tảng đá. - Chỉ sử dụng những loại đặc dược.
Tuy tay bưng bình bát đựng đầy thức ăn khất thực lần lượt từng nhà, là hành vi của kẻ xin ăn, nhưng đó hoàn toàn chẳng phải là bị người khác uy hiếp cũng chẳng phải vì bị người khác dụ dỗ lừa gạt. Chỉ vì tin rằng ở đây có thể học được đạo tránh khỏi tất cả những sự thống khổ của thế gian và xa lìa mê hoặc, cho nên mới xuất gia.
Đã xuất gia như thế mà không lìa tham dục, bị sân hận làm rối loạn tâm tư, không thể giữ gìn năm giác quan, như thế thật là chẳng có chí khí gì cả!”
Bốn điều kiện nền tảng trong cuộc sống của một người xuất gia là một điều quan trọng không thể thiếu trong suốt cuộc đời tu hành.
Mặc Y Phục Khâu Vá Từ Vải Cũ
Vào thời đức Phật còn tại thế, những vị tu hạnh Đầu đà là pháp thực hành khổ hạnh bao gồm 12 pháp, trong đó có pháp bắt buộc phải mặc những loại y phục này, gọi là nạp y hoặc phấn tảo y. Khi chiếc áo cũ bị mục rách, thì mới được phép đi tìm lượm những miếng vải vụn thường bị vứt bỏ ở trong nghĩa trang, đem về giặt sạch và khâu vá lại với nhau tạo thành áo mới. Chính vì vậy, loại y này thường có nhiều màu sắc xen lẫn.
Có xưa mới có nay
Không gốc, sao có cành?
Trong thời đại hiện nay, tuy việc mặc y chắp vá không còn phù hợp, nhưng chúng ta cần phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của việc đức Phật chế định những giới điều như vậy. Nhờ hiểu được ý nghĩa, chúng ta có thể thực hành chính xác, nghiêm túc và có nhiều lợi ích ở ngay trong đời sống tu hành hiện tại.
Trong khi người đời xem trọng của cải vật chất và suốt ngày nhọc nhằn, cực khổ chạy đuổi theo hình sắc