Trong khi mọi người còn đang bàn chuyện, thì đức Phật bước đến nói rằng:
- Này A-nan! Dù cho người đó có thể bắn trúng mũi tên xuyên qua lỗ khóa hay bắn giỏi tới độ những mũi tên sau cắm vô mũi trước và có thể bắn giỏi gấp triệu lần như thế. Người xạ thủ đó cũng không lợi ích bằng người thấy được sự thật của Tứ Thánh đế. Thấy được thế gian là khổ, nguyên nhân từ đâu sinh ra sự khổ. Thấy được sự đoạn diệt hoàn toàn đau khổ và con đường đưa đến chấm dứt khổ đau. Người thấy được sự thật này giỏi hơn người bắn tên kia gấp trăm ngàn lần.
Dù cho người xạ thủ ấy thật sự bắn rất giỏi, không ai có thể sánh bằng đi nữa thì anh ta cũng vẫn không hết sầu muộn và bị quay cuồng trong sinh tử khổ đau. Ngoại trừ người ấy có thể tự mình thấy được sự thật thì tất cả mọi sự đau khổ đều chấm dứt.
Một hôm, Đức Phật gọi các thầy Tỳ-kheo đến bên cạnh và nói rằng:
- Này các Thầy! Nước của bốn biển so với nước dính trên đầu sợi lông là nhiều hay ít?
Các thầy Tỳ-kheo trả lời rằng:
- Bạch Thế Tôn! Nước dính trên đầu sợi lông rất ít, không thể so sánh được với nước của bốn biển.
Đức Phật nói:
- Cũng vậy, người không biết tu hành đúng phương pháp, thì đau khổ diệt trừ ít giống như nước dính trên đầu sợi lông. Còn người thấy được chân đế, con đường tiêu diệt đau khổ, thì có công năng diệt trừ đau khổ nhiều giống như nước trong bốn biển.
Trong suốt ba đại A-tăng-kỳ-kiếp, đức Phật đã liên tục hành trì tu tập và rất nhiều vị Thánh Tăng A-la-hán, Bồ-tát, chư vị tổ sư hy sinh thân mạng cầu đạo đều đã đạt được lợi ích rốt ráo. Cho nên người hậu học cần phải thao thức, suy tư để tìm thấy được chỗ trọng yếu để dụng công tu hành. Lẽ thật luôn hiển bày ở ngay trước mắt, chúng ta cần phải học phương pháp chấm dứt đau khổ và ứng dụng tu tập xa lìa mê hoặc của thế gian để có thể thoát khỏi tất cả thống khổ.
Khi xưa, các vị thuộc những đạo phái khác đi đến hỏi đức Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Ngài nói về gì? Thuyết về gì? Đức Phật đáp:
- Ta nói về nguyên nhân, bàn luận về nguyên nhân. Tất cả hình thức bên ngoài đều là phương tiện để đưa chúng ta tiến sâu vào bên trong nội tâm. Một khi có nhận thức đúng thì sẽ làm cho mọi suy nghĩ, nói năng, hành động đều đúng. Từ xưa đến giờ, chúng ta có thói quen suy nghĩ theo hướng tất cả là thật có và bền chắc. Như vậy là một điều sai lầm từ trong nhận thức của tâm. Đức Phật nói sự thật của tất cả vạn vật đều là giả tạm, hư ảo,
mong manh. Điều này đã làm đảo ngược tất cả mọi nhận thức mê lầm sâu dầy ở nơi tâm của mình.
Khi nghe nói chuyện về đề tài xã hội, nhân gian thì hầu hết mọi người đều thích thú và hưởng ứng, nhưng nếu bàn nói về chân lý tất cả pháp như huyễn thì khó có ai chịu nghe. Từ lâu đời, trong tâm của chúng ta đã huân tập sâu dầy theo chiều hướng mê lầm lệch lạc, mà bây giờ nghe nói thẳng sự thật là tất cả đều là giả dối, không thật thì lập tức phản ứng. Bởi vì điều đó đập tan hết tất cả những hy vọng, hoài bão mà bấy lâu chúng ta ấp ủ, mong chờ thì làm sao chịu nổi.
Trong 49 năm thuyết pháp của đức Phật, có đến 40 năm thuyết về kinh A-hàm với Bát-nhã. Ngài giảng nói về tính chất vô thường rỗng không, giả dối không thật của tất cả sự vật, hiện tượng và đập tan hết mọi quan điểm sai lầm chấp cho là thật có của chúng ta. Khi thấy rõ được cội gốc sự thật của thế gian là khổ thì mới có thể phát tâm đi tìm con đường thoát khổ. Ngược lại, nếu nhìn thấy bền chắc là vui sướng thì sẽ càng chìm sâu vào trong biển khổ sinh tử và không bao giờ có ý niệm thoát ra.
Trên thực tế, cái khổ mà đạo Phật đề cập tới không phải là khi nhăn mặt, nhíu mày hoặc rên rỉ, chảy nước mắt mới là khổ, mà ngay khi đang cười vui cũng đã có khổ, vì đó chỉ là nụ cười giả tạo, gượng ép không thật.
Khi xưa hai người mới quen biết, nếu một ngày không gặp nhau thì buồn muốn chết. Bây giờ khi đã về sống chung, một ngày nhìn mặt thì không chịu đựng nổi. Lúc trước nói phải lựa lời, nhưng nay chửi mắng không tiếc lời, thậm chí là hành hạ đánh đập. Thoạt nhìn tưởng rằng vui, nhưng nào ngờ chỉ toàn là khổ!
Đạo Phật nói vấn đề nào cũng truy nguyên đến tận cùng căn cội, không bàn luận trên cành ngọn. Chúng ta nghe đức Phật nói về khổ, nhưng bản thân chưa thật sự thấy khổ hoặc thỉnh thoảng cũng thấy khổ một chút, nhưng rồi thấy vui nhiều, cho nên bị mê lầm mãi.
Ví như có người đưa cho chúng ta hai ly nước, một ly là nước mát và ly còn lại là thuốc độc. Lẽ tất nhiên là chẳng có ai khi đã biết đó là ly thuốc độc mà vẫn uống. Cũng vậy, tam độc (tham lam, nóng giận, si mê) làm cho chúng ta khổ đau, nhưng tại sao vẫn ôm giữ không chịu trừ bỏ?
Nếu đã học Tứ Thánh đế, biết rõ nguyên nhân phát sinh ra đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ, tại sao chúng ta vẫn còn khổ đau. Đó là nói theo lời Phật dạy, mà chưa thật sự thấy rõ hoàn toàn. Nếu như người thực sự thấy khổ thì được gọi là “Kiến đế”, bước vào dòng Thánh, Sơ quả Tu đà hoàn.
“Ba-la-mật» có ý nghĩa là qua tới bờ bên kia. Làm gì buông nấy cho tới chỗ không còn gì để buông nữa, như thế gọi là “Ba-la-mật”. Trong việc tu hành, chúng
154 THỰC HÀNH ĐÚNG PHÁP ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 155
ta không bao giờ được tự mãn với những hiểu biết của chính mình. Nếu tự cho là mình hiểu thông suốt tất cả thì dù tu học suốt cả cuộc đời cũng có được chánh kiến, huống nữa là đạt tới chỗ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Mỗi lần ôn nhắc lại là mỗi lần mới. Phải nên biết rằng mỗi vị tu học đều có một kinh nghiệm quý báu riêng. Họ đã phải đổ mồ hôi, thậm chí rơi cả máu hồng mới thấy được sự thật như thế, cho nên chúng ta phải trân quý. Như thế mình sẽ học tới chỗ “Đại khai Viên giác», mở ra được cái thấy biết viên dung trọn vẹn.
Phải thấy được giá trị an lạc của tu hành “Tu là cội phúc, tình là dây oan” và thường chánh niệm trong từng hơi thở: “Hít vào niệm thầm A Di; Thở ra niệm thầm Đà Phật”, thấy rõ mạng sống này chỉ vay mượn trong một hơi thở. Dùng danh hiệu Phật để nhiếp tâm tán loạn của mình, từng hơi thở mình có được sự an lạc, nhẹ nhàng, thảnh thơi. Đó là “Duyên khởi đệ nhất nghĩa đế» của Phật giáo, có thể phá vỡ “cái tôi» của mình chỉ trong một hơi thở. Không nên chỉ học xuông trên văn tự, lời nói mà cần phải thiết thực hành trì trong từng hành động mới có thể xa lìa được dục lạc thế gian và cảm nhận được sự diệu kỳ vô biên của pháp lạc.
Xuất gia vào chùa, bỏ lại tất cả gia đình quyến thuộc, thú vui của thế gian, sự nghiệp mà không bảo hộ sáu
căn, thì tuy hình tướng tu hành mà chẳng có một chút chí khí, không xứng đáng là người xuất gia.