MỘT PHEN SỐNG CHẾT

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 133 - 134)

Đại sư Liên Trì từng dạy:“Người xuất gia cần phải chú ý! Lên cao phải tự biết mình bé nhỏ, chớ nên tự đại. Đừng vọng nói Bát nhã, lạm giải tánh Không mà tự chuốc lấy tai ương. Ngàn vạn lần xin khuyên người xuất gia đừng vì một chút danh lợi bèo bọt mà tham đắm hư vinh. Hãy tu dưỡng phẩm hạnh đạo đức của mình, đem hết tâm lực tinh thần mà tu tập. Quyết một phen sống chết, lâu ngày tự nhiên tâm được bừng mở, sẽ bước đến nơi cửa ngỏ giác ngộ. Sau đó mới có được sự thể hội chân chánh, không bỏ muôn hạnh cũng chẳng nhiễm mẩy trần, suốt ngày chẳng vướng “không” mà cũng không dính “có”. Đó chính là đạo lý “Đệ nhất Nghĩa đế”. Chơn không diệu hữu mới là trí tuệ chân thật của

Phật pháp. Xin những người xuất gia hãy một lần để tâm cứu xét!”.

Khi đứng dưới đất bằng, chúng ta thường lầm tưởng rằng mình cao lớn, nhưng khi leo lên đỉnh núi cao, mới thấy núi sông, trời đất rộng lớn vô biên, còn mình rất bé nhỏ. Trong Phật pháp thì càng học cao, hiểu rộng thì càng thấy mình bé nhỏ. Đối với đại dương trí tuệ vô tận của Phật thừa thì những cái thấy biết của mình chưa bằng một giọt nước trong biển đại tịch diệt của Như Lai. Khi hiểu sâu Phật pháp thì mới thấy sự hiểu biết của mình so với trí huệ của Phật chưa bằng một hạt cát trong sa mạc. Những bậc Tôn Đức chân chính tu hành càng lớn tuổi thì càng khiêm cung, nhân từ, độ lượng đối với tất cả chúng sinh.

Không được đem giáo lý Vô thượng của Phật để ngụy biện cho những nghiệp xấu và thói hư của mình. Như lời dạy của Đại sư Liên Trì:“Thà chấp có như núi Tu-di mà còn được qua lại trong nhân gian thiên thượng, chớ đừng chấp không như hạt cải thì lọt xuống Địa ngục giống như tên bắn”.

Nói “Không” là dùng để trị bệnh phiền não của mình. Nói “Có” là để giúp mình tu tập muôn hạnh, tích lũy phước báo công đức.

Một chú Sa-di nghe thầy Tỳ-kheo già tụng kinh với chất giọng khàn khàn, nên đã chê rằng:

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)