Khi có những cư sĩ mới vào chùa lần đầu, không biết khuôn phép, nội quy thì chúng ta nên hướng dẫn với một thái độ nhẹ nhàng từ tốn. Không nên la rầy vì dễ làm cho họ mất thiện cảm với Tam Bảo và từ đó không muốn đi chùa thậm chí họ còn không cho những người thân gần gũi Tam Bảo.
Tăng bảo là một trong ba viên ngọc xuất thế gian, là mẫu mực của người và Trời. Đối với cư sĩ, hình ảnh người tu là một mẫu mực đáng kính và cũng là người lãnh đạo về tinh thần của họ. Vì vậy bất cứ một cử chỉ hay hành động thô tháo của người tu cũng sẽ làm cho Phật tử mất lòng tin vào Tam Bảo. Phá vỡ cái thấy biết tôn kính đối với Tam Bảo của người cư sĩ (phá kiến) tội nặng hơn cả phá giới.
ý tin tức thời sự, chỉ tập trung lo chuyện của mình. Phải khéo tu giống như là nước đổ lên lá sen, dù nước có đọng lại, lá cũng không bị ướt. Ngược lại, không khéo tu thì tâm của mình sẽ như máy hút tất cả bụi bặm vào sáu cửa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và đem về nhà xả ra cho mấy người xung quanh để cùng phiền lụy khổ đau.
Đề hồ thượng vị vi thế sở trân,
Ngộ tư đẳng nhân tiện thành độc dược.
Đề hồ là chất sữa béo bổ bậc nhất, nhưng những người không biết dùng sẽ trở thành độc dược. Cũng giống như thế, nếu không dùng Phật pháp đúng chỗ, không chọn đúng người thì sẽ bị phản tác dụng.
Từ ái là cánh cửa rộng lớn để nhiếp hóa chúng sinh. Một vị Thầy tu hành thanh tịnh, tràn đầy từ bi lân mẫn là bản chất thật sự của người xuất gia. Đa phần người tu bỏ qua bước tu căn bản đầu tiên là tu tập sự từ ái, nhân hòa hiền hậu mà vội đi thẳng vào Đại thừa, chỉ chuộng học những sự cao siêu, nói lý Bát-nhã tánh Không, nhưng trong mỗi việc làm vẫn còn chấp tướng. Những việc làm siêu xuất ấy là diệu dụng của hàng Thượng thừa Bồ-tát, còn người mới vào tu thì nên tu học theo từng bước căn bản. Sự học tập giáo pháp vượt cấp như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Khi xưa, Thế Tôn vì nhìn thấy hình tướng thanh thoát của một vị tu sĩ mà phát tâm xuất gia. Ngài Xá-lợi- phất do gặp Tỳ-kheo Mã Thắng mà được chứng quả Tu -đà-hoàn vào dòng Thánh, đều do phong thái xuất trần thượng sĩ đầy sự từ ái cao thượng.
Thế Tôn có thể đầu trần chân đất, cả ngày không có một hạt cơm trong bụng, đói lạnh cơ hàn, ngủ dưới gốc cây trong phong ba bão táp. Thế Tôn cũng có thể ngồi trên Pháp tòa nạm ngọc và hoàng kim để cho Vua
và quan lễ lạy dưới chân mình; Thế Tôn cũng từng tiếp xúc và hóa độ cho những nhà quyền quý như Trưởng giả Cấp-cô-độc, nữ Hộ pháp Vi-sa-kha, nhưng Ngài cũng không quên mở rộng cửa để cứu giúp cho những tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội như chàng Ni-đề gánh phân, chàng Ưu-ba-ly nghèo hèn làm nghề hớt tóc.
Tất cả các hạng người khi đến với Như Lai đều được tiếp đãi bình đẳng và giáo hóa một cách đồng đều, không thiếu sót. Tính bình đẳng chính là nét cao đẹp bậc nhất và đặc biệt của Phật giáo.
Học lắng nghe những nỗi khổ, niềm đau của họ để có thể hiểu được nguồn gốc sinh khởi. Lắng nghe những nỗi khổ niềm đau của mọi người cũng tương đương với nghe chánh pháp và có một giá trị hữu ích thực tiễn to lớn cho sự tu tập. Những sự việc thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau do người khác kể về cuộc đời thăng trầm của họ là những bài pháp sống của thế gian, có tính thuyết phục rất cao. Nếu chúng ta thực tập lắng nghe bằng chánh niệm tỉnh giác thì sẽ rút ra được cho mình bài học về Khổ đế. Họ nói những việc khổ đau xảy ra thực tế và chúng ta lắng nghe và nghiền ngẫm ngay nơi hiện tại thì sức mạnh quán chiếu vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc, có thể giúp mình đi sâu vào trong thật tướng của các pháp. Không phải lúc nào mọi người cũng muốn nghe mình nói, đôi khi họ cũng muốn nói cho mình nghe.Vì vậy chúng ta cần phải khéo biết lúc nào nên nói và khi nào cần nghe.