Đại sư Liên Trì nói:“Người xưa từng nói đạo đức là gốc căn bản làm người”. Đúng vậy, cội gốc làm người là phải có nền tảng đạo đức, sống với nhau phải có tình nghĩa. Người muốn làm việc lớn lao phải tự lượng khí chất và năng lực của mình. Trong kinh A-hàm, cũng ghi, lúc nào nên tu pháp thấp, lúc nào nên tu pháp cao, lúc nào nên tu chỉ, lúc nào nên tu quán đó là người khéo biết được căn cơ, trình độ cũng như khéo biết tùy lúc mà linh động uyển chuyển. Người tu cần phải có nền tảng căn bản đạo đức của một con người. Hòa thượng Tinh Vân nói:“Có trước có sau, lúc đầu như thế nào thì về sau cũng như thế ấy, người khác giúp mình thì mình phải biết ơn và đền ơn”. Cần phải tự lượng xét khả năng của mình ở mức độ nào, tức là nhìn lại thật kỹ trong nội
tâm, xem xét chỗ nào còn xấu dở, để dùng phương pháp chỉnh sửa. Nếu không, chúng ta sẽ học theo chiều hướng viễn tưởng, không đi sát với thực tế và không có kết quả hữu ích thiết thực. Đại sư Liên Trì1 dạy:“Ở đời muốn lập chí lớn làm việc lớn, trước hết phải tự lượng khí chất và năng lực của mình huống chi Phật pháp cao thâm vi diệu, lẽ nào người thường có thể tùy tiện tiếp nhận lãnh ngộ được sao?”.
Có tổng cộng 5 hạng người học Phật:
1. Người học Phật theo phong trào. Thấy người khác học, thì mình cũng xu hướng theo, mà không có mục đích rõ ràng.
2. Người học Phật để trở thành một con người tốt. 3. Người phát tâm đi tu là để nghiên cứu học hỏi cao sâu, gọi là “Đa văn quản kiến”. Suốt cuộc đời xuất gia chỉ để tham khảo nghiên cứu thu thập thật nhiều kiến thức về Phật học.
1. Liên Trì Đại Sư (1535-1615), Tăng nhân đời Minh, họ Thẩm, tên Châu Hoằng, tự Phật Huệ, pháp hiệu Liên Trì, người xứ Nhân Hòa, nay là Hàng Hoằng, tự Phật Huệ, pháp hiệu Liên Trì, người xứ Nhân Hòa, nay là Hàng Châu Trung Quốc, khai sáng và trụ trì chùa Vân Thê ở núi Vân Thê thuộc Hàng Châu. Năm 17 tuổi thi đỗ, văn chương nổi tiếng khắp trong vùng. Năm ngài 27 đến cầu xuất gia với Hòa thượng Tính Thiên ở Tây Sơn, người vợ sau đó cũng xuống tóc xuất gia. Đại sư đạo cao đức trọng, một đời hóa độ không biết bao nhiêu người hữu duyên, trước tác để lại rất nhiều, như: A-di-đà kinh sớ sao, Vãng sanh tập, Tịnh độ nghi biện, Thiền quan sách tấn... Toàn tập của Ngài gọi là “Vân thê pháp vị”, tính tổng cộng là 32 quyển.