KÍNH TRỌNG GIÁO THỌ SƯ ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 58 - 60)

cũng thành tựu và được tôn xưng là “Thích-ca của Tây Tạng”. Ngài chứng đắc đạo quả và ngay trong hiện đời phân thân ra để hóa độ mọi người. Trước khi viên tịch, Ngài nói những lời pháp cuối cùng giống y như kinh Di Giáo, khiến chư Thiên ở các cõi Trời bay xuống rải hoa cúng dường.

Ngài cũng có một vị đệ tử lâu năm luôn ở kề cận. Một hôm, vị này muốn xa thầy để vừa đi giáo hóa vừa

tu hành, nên đảnh lễ và cầu xin thiết tha mong được thầy

chỉ dạy những kinh nghiệm thâm sâu nhất để đạt đạo. Ngài đã vén quần để lộ chiếc mông trần đã chai cứng vì nhiều năm liên tục thiền tọa của mình cho người đệ tử xem. Đó là chỗ thâm thúy duy nhất mà Ngài muốn chỉ dạy cho người đệ tử.

Ở Trung Quốc ngày xưa, cũng có những việc đào luyện người tu nghiêm khắc. Có một người văn chương, nho nhã, nghe đồn ở vùng kia có một vị Cao Đức thành đạo. Người ấy liền vượt ngàn dặm xa xôi đến tham học. Tuy nhiên, từ ngày được nhận vào chùa, lúc nào gặp mặt thầy cũng đều được tiếp đãi bằng những lời lẽ nặng nề, thô bạo. Do bị mắng chửi, nhục mạ mãi như vậy, đến ngày nọ người ấy không thể chịu đựng được nữa, bèn đắp y đến đảnh lễ thầy xin ra đi. Vị Thầy mới hỏi lý do:

- Vì sao ông muốn ra đi? Vị ấy đáp:

- Con nghe tiếng tăm đạo hạnh của Thầy, nên con đã không quản ngàn dặm xa xôi tìm đến để cầu học Phật pháp, chớ đâu đến đây để nghe mắng chửi.

Lúc đó, vị Thầy nghiêm nét mặt nhìn thẳng vào người đệ tử và nói rằng:

- Ông cho đó là những lời mắng chửi hay sao?

Ngay lúc đó, tâm của vị Tăng bừng sáng, trực nhập vào lý tánh Bát-nhã.

Sau này vị ấy trở thành một bậc Cao Tăng lớn của Phật giáo Trung Hoa.

Các bậc Đạo sư có khả năng dùng rất nhiều phương tiện tùy theo căn cơ, trình độ tu tập của các đệ tử mà giáo hóa. Bên ngoài thì thấy là những lời mắng chửi thậm tệ, có khi còn đánh hét, khiến các vị đệ tử không thể chịu đựng, nhưng đâu ngờ bên trong là phương cách giúp họ trực nhập đạo lý sâu mầu không qua văn tự hay lý luận. Chỉ vì người học Đạo đã quen học những đạo lý cao siêu, nhưng không có ứng dụng thực tế, cho nên các vị Thầy mới dùng đủ mọi phương tiện để giúp họ nhận ra được bản tánh sáng suốt. Khi người đệ tử nhận ra những lời mắng chửi kia đều là rỗng không, chỉ có giả danh, liền tiến thẳng vào biển cả thậm thâm Bát-nhã. Đó là sự đào tạo theo cách đại cơ đại dụng của các bậc Tôn Đức ngày xưa.

Thời bây giờ, nếu lỡ chúng ta bị la rầy liền không thèm nhìn mặt Thầy, thậm chí có khi bỏ Thầy ra đi kiếm

chùa khác ở. Vì không có tinh thần Tôn sư trọng đạo, cho nên tu mãi mà chẳng thể trở thành một người giải thoát. Bởi thế sự đào tạo người tu không đặt nặng ở số lượng, mà chỉ cần chất lượng.

Trong quyển truyện Trúc Lâm Dậy Sóng kể về sự tu hành tinh tấn của Quốc sư Ngọc Lâm.

Một hôm, khi các vị thầy hỏi Sư phụ:

- Bạch Hòa thượng! Hiện tại Ngài có bao nhiêu đệ tử?

Hòa thượng trả lời: - Ta có một đệ tử rưỡi.

Câu trả lời ấy đã làm ngài Ngọc Lâm mất ngủ cả đêm, vì không hiểu được tâm ý của Thầy.

Đến khi biết được Sư huynh Ngọc Lam của mình là “đệ tử nguyên vẹn”, còn mình chỉ là “đệ tử một nửa” thì Ngài liền tỉnh ngộ. Dần dần chỉnh sửa những khiếm khuyết của mình. Kết quả sau cùng là Ngài trở thành một vị Quốc sư lỗi lạc.

Có những bậc Thầy trong nhà Thiền nói:“Tôi tu hành mấy chục năm chỉ cần tìm được một người hoặc nửa người mà thôi!”. “Nửa người” là người đã thấy được sự thật nhưng chưa sống trọn vẹn. Còn “một người” là người đã sống trọn vẹn với chân lý. Tuy nhiên, nếu chưa thấy được sự thật thì phân nửa cũng còn chưa có huống nữa là một! Trong đạo Phật, chánh kiến có tầm quan

trọng chiếm 50 %, thêm 50 % còn lại của sự thực hành tu tập.

Từ đâu mà thấy được sự thật? Từ nơi sự chỉ dạy của Giáo thọ sư. Không tôn kính và trân trọng những lời dạy ấy thì chúng ta không thể tiếp nhận trọn vẹn nghĩa lý của giáo pháp. Không có sự tiếp nhận trọn vẹn thì chẳng thể hiểu để suy gẫm quán xét và cũng không thể thấy. Không thấy đúng thì không có được chánh kiến. Chúng ta tuy tu học đã lâu, nhưng không đạt được chánh kiến là bởi vì đánh mất nền móng ban đầu do không có sự cung kính đối với vị Giáo thọ sư. Các Ngài chẳng quản vất vả nhọc nhằn vì tương lai của Phật pháp, cho nên chúng ta phải luôn kính trọng, vâng lời, lắng nghe và chăm học.

Người xưa đã nói:“Trọng thầy mới được làm thầy”. Đây là nhân quả tất yếu từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Hiện tại chúng ta còn đang học tập giáo pháp mà không có lắng tâm để nghe, không cố gắng ghi nhớ những lời dạy của người truyền đạt thì sau này tới lúc chúng ta lên giảng dạy, mọi người cũng sẽ làm như vậy đối với mình. Thậm chí không có khả năng nói pháp, bởi vì không có đủ trình độ, kiến thức và sự tu tập.

Mạng lưới của nhân quả đan dệt chằng chịt với nhau một cách tinh vi vô tận, nhưng vì chúng ta không thể nhìn thấu đáo, cho nên có tâm xem thường. Từ ly nước, chén cơm, manh áo, cây bút, cái bàn, đôi dép cho đến con mắt, khuôn mặt và sự hiểu biết mà chúng ta có được

118 KÍNH TRỌNG GIÁO THỌ SƯ ĐẠO HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA 119

Một phần của tài liệu Dao Hanh Nguoi Xuat Gia (Trang 58 - 60)