Giới hạnh của người xuất gia rất quan trọng trong sự tu tập đạt đến giải thoát. Những điều mà chúng ta đã phát tâm lãnh thọ trước Tam Bảo thì cần phải luôn khắc ghi và suy xét trong tâm. Vào mỗi nửa tháng, chúng ta thường tụng giới Bố tát một lần để nhắc nhở mình phải luôn giữ gìn cẩn thận những giới luật đã thọ, không để cho sai phạm. Ngày quan trọng đó được gọi là ngày “Trưởng Tịnh”, tức là trưởng dưỡng sự thanh tịnh, làm lớn mạnh sự trong sạch ở trong giới phẩm.
Thông thường trên những xa lộ hoặc đường cao tốc, người ta thiết lập những “con lươn” và hàng rào phân cách để giúp cho các phương tiện lưu thông an toàn tránh khỏi tai nạn. Tuy vậy, thỉnh thoảng cũng có những
chiếc xe chạy bất cẩn, leo qua những hàng rào ấy và lọt xuống hố!
Cũng như vậy, giới có nghĩa là ngăn chặn, kiềm chế. Đó là hàng rào, con lươn để ngăn chặn không để cho tâm của mình vượt ra ngoài đi lang thang dễ gặp nguy hiểm và là thành trì vững chắc để ngăn chặn bọn giặc phiền não xâm nhập.
Chữ “Tỳ-ni” có nghĩa là mát mẻ, điều phục. Phiền não nơi sáu căn ba nghiệp luôn rực cháy hừng hực, nhờ có giới ngăn chặn, điều phục và làm cho tâm trong sạch mát mẻ.
Những bậc Cao Đức và những vị tu hành chân chính như Cố Hòa Thượng thượng Đổng hạ Minh chuyên tu về giới luật dịch hết Luật tạng cho Phật giáo Việt Nam. Vào ngày cuối cùng của cuộc đời, Ngài nằm theo tư thế Phật nhập Niết-bàn mà thị tịch. Khi Cố Hòa Thượng còn sống, mọi người ở gần đều cảm nhận được sự mát mẻ trong lành từ nơi giới đức của Ngài tỏa ra. Những bậc giới đức khác như Cố Hòa Thượng thượng Minh hạ Thành, Cố Hòa Thượng thượng Hành hạ Trụ hoặc như Hòa Thượng Luật sư thượng Minh hạ Thông vào thời hiện tại, chúng ta thấy các Ngài đều có Tăng tướng trang nghiêm. Đó chính là hoa trái tốt lành từ việc hành trì giới hạnh.
Người nghiêm trì giới luật và tu hành đạo hạnh luôn có sự uy nghiêm. Các Ngài là bậc thầy đạo hạnh lớn,